thumb cac yeu to anh huong den su phat trien cua vi sinh vat

Vi sinh là gì? các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh

Vi sinh có thể phát triển ở cả hai môi trường: môi trường tự nhiên (nước, không khí,…) và môi trường nuôi cấy. Dù ở môi trường nào, chúng cũng đều bị các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh là gì?

Vi sinh là gì?

Vi sinh là các sinh vật đơn hoặc đa bào, có kích thước rất nhỏ và chỉ được nhìn thấy thông qua kính hiển vi. Vi sinh bao gồm các loài vi khuẩn, virus, tảo, nấm và nguyên sinh động vật. Chúng có thể có lợi hoặc có hại đối với môi trường hoặc các loài sinh vật khác tùy vào chủng loại và nguồn gốc.

1 cac yeu to anh huong den su phat trien cua vi sinh vat

Tham khảo: Vi sinh vật là gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh

1. Yếu tố về môi trường

Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh gồm có nhiệt độ và áp suất thẩm thấu.

Về nhiệt độ:

Đa phần các vi sinh vật phát triển tốt ở nhiệt độ thông thường, nhưng vẫn có một số loài vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ khắc nghiệt hơn. Dưới đây là bảng phân chia phạm vi nhiệt độ ưa thích của các nhóm sinh vật:

Nhóm vi sinh Nhiệt độ sinh trưởng Thông tin
Psychrophiles 0 – 15 độ (tăng trưởng tối ưu) và < 20 độ C (tăng trưởng tối đa). Sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở độ sâu đại dương, băng tuyết và ở vùng Bắc cực.
Mesophiles 25 – 40 độ C (nhiệt độ tăng trưởng tối ưu), đặc biệt là 37 độ C. Đây là loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở con người, chủ yếu được tìm thấy trong đất, nước và các sinh vật bậc cao.
Nguyên sinh động vật 20 – 30 độ C (tăng trưởng tốt). Tồn tại và sinh sản trong nhiệt độ vận hành bể bùn hoạt tính ở môi trường nước.
Vi khuẩn ưa nhiệt >60 độ C (nhiệt độ tối ưu).  Một số loài phát triển ở nhiệt độ cận hoặc trên 100 độ C.

Về áp suất thẩm thấu

Những vi khuẩn chứa khoảng 80 – 90% nước nếu được đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan cao sẽ co rút tế bào. Nhưng bên cạnh đó, một số loài vi khuẩn có khả năng thích nghi nồng độ muối cao để tăng trưởng, thường là halophiles được tìm thấy trong các vùng biển khắc nghiệt, điển hình là biển Chết.

2. Yếu tố hóa học

Độ pH

Điều kiện để đa số vi khuẩn có thể phát triển tốt nhất là môi trường có dải pH từ 6,5 – 7,5. Những loài vi khuẩn phát triển ở mức độ pH sẽ được phân loại thành alkaliphiles (thích hợp phát triển ở độ pH từ 9 – 10) hoặc acidophiles (thích hợp ở độ pH < 4).

Thông thường, khi vi khuẩn phát triển, các acid hữu cơ sẽ được giải phóng vào môi trường và khiến nhiệt độ pH giảm xuống, gây trở ngại đến sự phát triển của chúng. Do đó, người ta thường sử dụng muối phosphate để tăng phạm vi tăng trưởng của đa số vi khuẩn, cung cấp nguồn photpho – một nguồn dinh dưỡng cần thiết và không độc hại. Song, nếu cung cấp nguồn photpho có nồng độ cao có thể khiến dinh dưỡng của vi khuẩn bị hạn chế nghiêm trọng do có sự kết tủa của các photphat kim loại không hòa tan trong môi trường.

Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường giữ độ pH trong môi trường nước ở mức tối ưu, từ 6,5 – 8,5 trong điều kiện kỵ khí và từ 5 – 9 trong điều kiện hiếu khí. Nếu độ pH quá thấp (pH<5.5) sẽ làm khả năng tích khoáng trong cơ thể tôm bị giảm thấp dẫn đến tôm bị mềm vỏ. Đồng thời lúc này nồng độ H2S tăng cao làm tôm dễ bị ngộ độc.. Còn nếu độ pH >9 sẽ khiến vi sinh vật chết do cân bằng nguyên sinh chất tế bào bị phá hủy.

Lượng Oxy hòa tan

Nhìn chung, nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi tôm cần được giữ ở mức cân bằng để đảm bảo không gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển hình thành các vi sinh vật có hại và phát sinh khí độc trong trường hợp tôm không sử dụng hết thức ăn do thiếu oxy. 

Nếu lượng oxy hòa tan quá thấp, các vi sinh vật yếm khí sẽ có điều kiện phát triển. Các vi sinh vật yếm khí này gây bất lợi cho tôm bằng cách phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong thức ăn thừa tạo thành các sản phẩm là Hydro Sunphua (H2S), Amoniac (NH3), khí Metan (CH4),… gây hại trực tiếp đến tôm. Chỉ với nồng độ 1,3ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm.

Ngược lại, oxy hòa tan càng nhiều thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí diễn ra nhanh hơn. Đối với một ao tôm có khả năng phát triển khỏe mạnh, nồng độ oxy hòa tan phải lớn hơn 5mg/l. Vì thế bà con cần theo dõi nồng độ để bổ sung lượng oxy hòa tan kịp thời, hỗ trợ vi sinh vật hiếu khí trao đổi chất và phân giải các chất hữu cơ. Nhờ đó tránh tích tụ bùn đáy ao dễ sinh ra khí độc bất lợi cho tôm.

2 cac yeu to anh huong den su phat trien cua vi sinh vat
Vi khuẩn Bacillus sp – chủng vi sinh có lợi trong ao nuôi tôm cần phát triển trong điều kiện thích hợp

Cacbon Dioxit

Lượng khí CO2 trong ao tôm sinh ra chủ yếu qua các hoạt động hô hấp của tôm, tảo trong ao, vi sinh vật và hoạt động phân giải chất hữu cơ của các vi sinh vật. Các sinh vật trong ao sử dụng oxy cho quá trình hô hấp, điều này đồng nghĩa với việc lượng oxy hòa tan càng giảm thì lượng khí CO2 càng tăng. 

Nói cách khác, sự biến đổi của nồng độ CO2 trong ao nuôi có liên quan mật thiết đến nồng độ Oxy trong ao. Mà việc lượng khí oxy hòa tan trong ao tôm thấp ảnh hưởng xấu đến vi sinh có trong ao ra sao hẳn chúng ta đều biết thông qua nội dung ở trên. Mức CO2 lý tưởng nhất trong ao nuôi tôm là 5mg/l, tuyệt đối cần tránh việc để CO2 tăng hơn 29,7mg/l vì sẽ gây hại gián tiếp cho hệ vi sinh.

Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để giúp khống chế lượng CO2 ở mức cân bằng. Điển hình và phổ biến nhất chính là việc sử dụng vôi nung (CaO), vôi tôi (Ca(OH)2) hoặc Sodium Carbonate (Na2CO3).

Các dưỡng chất

Dù là vi sinh nhưng các loài vi khuẩn vẫn cần dưỡng chất đủ để phát triển. Nếu thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết, lớp màng nhầy sẽ được hình thành và bao quanh tế bào, khiến enzyme và các dưỡng chất không thể khuếch tán để cung cấp cho vi khuẩn, dẫn đến hoạt động bị giảm. Trong môi trường nước tại các ao nuôi, điều này sẽ khiến bùn không được lắng xuống, đồng thời làm giảm hiệu suất BOD.

Trong các dưỡng chất, N và P đóng vai trò khá quan trọng. Nếu thiếu N, quá trình sinh hóa của vi khuẩn bị cản trở tạo ra bùn hoạt tính khó lắng. Còn nếu thiếu P, vi khuẩn dạng sợi sẽ phát triển, khiến bùn nổi.

Nước trong ao nuôi cũng cần có tỉ số BOD:N:P là 100:5:1 để đảm bảo nhu cầu về dưỡng chất cho vi sinh vật. Nước này chứa các hợp chất hữu cơ dạng hòa tan là nguồn thức ăn chủ yếu cho các vi sinh vật dị dưỡng.

Các chủng vi sinh được dùng trong nuôi trồng thủy sản

1. Nhóm vi sinh sinh sống như vi khuẩn

Các nhóm vi sinh này thường là nhóm Bacillus, Saccharomyces, Lactobacillus,… và được trộn vào thức ăn, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột cho tôm, tăng cường khả năng chuyển hóa và hấp thụ thức ăn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Ngoài ra, nhóm vi khuẩn này còn tiết ra một số chất kháng sinh và enzyme để kìm hãm, tiêu diệt các loài vi khuẩn gây bệnh về đường ruột, giúp tăng sức đề kháng cho tôm.

3 cac yeu to anh huong den su phat trien cua vi sinh vat
Tôm sẽ trở nên chắc khỏe khi hấp thụ thức ăn tốt nhờ khả năng hỗ trợ của các vi sinh gần giống với vi khuẩn

2. Nhóm vi khuẩn có tính cạnh tranh, đối kháng thức ăn với vi sinh gây bệnh

Nhóm vi khuẩn này bao gồm Bacillus licheniformis, Bacillus sp,… thường được bà con nông dân dùng để cải thiện đáy ao nuôi bởi chúng có sức cạnh tranh mạnh mẽ về chất dinh dưỡng, năng lượng cũng như giá thể với các vi khuẩn, tảo có hại, góp phần ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm.

3. Nhóm vi khuẩn giúp cải thiện chất lượng môi trường

Nhóm vi khuẩn có lợi này thường được dùng để xử lý nước ao và nền đáy, điển hình như Bacillus, Actinomyces, Nitrosomonas, Nitrobacter, Rhodospirillum,… Trong đó, có một số chủng loài vi sinh giúp tăng hàm lượng Oxy, ổn định pH, khử phèn, diệt tảo độc và phân hủy mùn bã hữu cơ.

Trong quá trình nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung, sự phát triển của các loài vi sinh vô cùng quan trọng. Vì vậy, bà con nên lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh (có lợi) trong quá trình nuôi để xử lý môi trường nước, cạnh tranh với các vi sinh có hại và nâng cao khả năng hấp thụ thức ăn cho tôm.

Ngoài ra, bà con cũng có thể bổ sung thêm các men vi sinh vào môi trường nước để xử lý nước ao nuôi. Một số sản phẩm vi sinh bà con có thể sử dụng là Microbe-lift AQUA C, Microbe-lift DFM,… do Biogency độc quyền phân phối.

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh được Biogency liệt kê chi tiết. Tham khảo thêm qua website microbelift hoặc gọi hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký