thumbAbdominal Segment Deformity Disease ASDD

Bệnh Abdominal Segment Deformity Disease(ASDD) trên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay ở một số quốc gia đã xuất hiện bệnh Abdominal Segment Deformity Disease hay còn gọi là bệnh ASDD trên tôm thẻ chân trắng. Trong bài viết này, mời bà con cùng Biogency tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa loại bệnh mới này.

1Abdominal Segment Deformity Disease ASDD
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang ngày càng phát triển

Bệnh ASDD là gì?

Ngoài các bệnh nguy hiểm như hội chứng tôm chết sớm, đốm trắng và đen mang thì Abdominal Segment Deformity Disease, tiếng Việt gọi là biến dạng bụng, là một căn bệnh có khả năng cao gây nguy hiểm cho tôm thẻ chân trắng. 

2Abdominal Segment Deformity Disease ASDD
Bệnh ASDD là một loại bệnh mới được phát hiện trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh Abdominal Segment Deformity Disease được viết tắt là ASDD. Bệnh này thường ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của tôm.

Căn bệnh Abdominal Segment Deformity Disease được phát hiện và báo cáo đầu tiên trên tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) từ Malaysia và Thái Lan (Sakaew và cộng sự, 2008). Cho đến nay vẫn đang trong quá trình theo dõi ở các nước khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh ASDD ở tôm thẻ chân trắng

Theo các nhà khoa học thì bệnh Abdominal Segment Deformity Disease (ASDD) trên tôm thẻ chân trắng xuất phát từ một loại vi rút mới và vẫn đang trong thời gian nghiên cứu.

Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh ASDD ở tôm thẻ trắng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử hai thí nghiệm sau: 

Thí nghiệm 1: Phần lớn tôm nhiễm bệnh được phân tích bằng PCR nhận được kết quả âm tính với virus hoại tử mô dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV), virus gây bệnh trắng đuôi ở tôm thẻ (PvNV), virus gây bệnh trắng đuôi ở tôm càng xanh (MrNV) và virus Taura (TSV).

Tuy nhiên, bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), ta quan sát các thể virus có kích thước 20 – 22 nm, không có vỏ bọc trong tế bào chất của mô cơ bị tổn thương, mô liên kết, mang và các mô thần kinh của tôm đều bị nhiễm bệnh. Việc này dẫn đến đề xuất rằng bệnh ASDD có thể gây ra bởi một loại virus mới.

Thí nghiệm 2: Sử dụng một loại đầu dò NLRS có gắn nhãn DIG để kiểm tra. Kết quả nhận được dương tính trong tế bào chất của neuron hạch bụng ở tôm mắc bệnh ASDD. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài những con tôm bố mẹ sau khi cắt bỏ mí mắt trong trại sản xuất giống cũng là nguyên nhân gây bệnh. Tỷ lệ mắc ASDD ở ấu trùng giai đoạn mysis 3 (giai đoạn ấu trùng trải qua 3 lần lột xác) của những con bố mẹ đó tăng đáng kể.

Kết luận: Ở thí nghiệm 2, các nhà nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh Abdominal Segment Deformity Disease (ASDD) trên tôm.

3Abdominal Segment Deformity Disease ASDD

Triệu chứng nhận biết tôm mắc bệnh ASDD

Các chuyên gia cho biết tôm thẻ trắng bị bệnh rất dễ phát hiện bằng cách quan sát hình dạng của con tôm. Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất ở tôm bệnh là:

  •  Biến dạng bụng (đôi khi quan sát thấy có độ mờ đục), 
  •  Phân tích mô bệnh học cho thấy dấu hiệu hoại tử và thoái hóa cơ bụng cùng với thâm nhiễm bạch cầu gia tăng. 

Mặc dù tôm bị biến dạng nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và khả năng sống của tôm.

4Abdominal Segment Deformity Disease ASDD
Tôm thẻ chân trắng bị biến dạng bụng

Các biện pháp phòng trị bệnh ASDD ở tôm thẻ chân trắng

Như được biết, bệnh Abdominal Segment Deformity Disease làm cho cơ thể của tôm bị biến dạng nhưng không giết chết chúng. Hiện tại chưa tìm được các biện pháp điều trị cụ thể cho tôm bị mắc bệnh ASDD. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của nhiều nhà nghiên cứu để giảm thiểu tình trạng tôm bị bệnh ASDD, bà con nên sử dụng tôm giống bố mẹ bị cắt mắt trong thời gian ngắn.. Ngoài ra, sử dụng phương pháp PCR để loại trừ tôm bố mẹ mang gen bệnh nhằm lai tạo nên dòng tôm thẻ chân trắng không nhiễm bệnh ASDD. Bằng biện pháp này, tần suất những loài tôm bị mắc bệnh Abdominal Segment Deformity Disease theo thống kê đã giảm đáng kể. 

Hiện nay, các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đang được phát triển ngày càng nhiều. Do đó, ngoài các yếu tố như đối tượng nuôi, thời vụ nuôi thì các biện pháp kỹ thuật phòng trị bệnh cho tôm nuôi cũng thật sự rất quan trọng để mang lại một vụ mùa nuôi tôm thành công. Vì vậy, bà con cần phải tham khảo các biện pháp kỹ thuật phòng và trị các bệnh thường gặp trên tôm nuôi.

Tham khảo: Các bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Trên đây là bài viết về bệnh Abdominal Segment Deformity Disease (ASDD) trên tôm thẻ chân trắng, để bà con hiểu hơn nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh. Từ đó, bà con dễ dàng phát hiện và có biện pháp kịp thời để tôm nuôi được khỏe mạnh, tăng năng suất hơn. Trong quá trình nuôi tôm nếu bà con đang gặp bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ tư vấn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0909 538 514. Biogency sẽ hỗ trợ và giải đáp cho bà con nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0044848608005085
  2. https://www.facebook.com/www.aquashrimpmagazine/posts/712298592299007
  3. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0044848616305129
  4. SAKAEW, Waraporn, et al. Abdominal segment deformity disease (ASDD) of the whiteleg shrimp Penaeus vannamei reared in Thailand. Aquaculture, 2008, 284.1-4: 46-52.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký