Dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải là một trong những vấn đề gây đau đầu cho nhiều kỹ sư vận hành, vì chúng bám dính vi sinh và làm giảm hiệu suất của các bể xử lý nước thải sinh học. Làm cách nào để xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải hiệu quả? Mời bạn đọc cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ đâu?
Nước thải khi được thu gom và đưa vào hệ thống xử lý đôi khi sẽ có lẫn dầu mỡ do đặc trưng của quá trình sản xuất có phát sinh dầu mỡ. Một số quá trình hoạt động, sản xuất, chế biến có phát sinh dầu mỡ điển hình là:
- Quá trình chế biến thủy sản: Quá trình này thường gặp ở nước thải chế biến thủy sản. Mỡ phát sinh chủ yếu từ nguyên liệu (ví dụ: cá tra, cá basa…).
- Quá trình chế biến thực phẩm: Quá trình này thường gặp ở nước thải chế biến thực phẩm. Dầu mỡ phát sinh chủ yếu từ quá trình sơ chế nguyên liệu và chiên rán.
- Quá trình nấu ăn của nhà bếp: Quá trình này thường gặp ở nước thải nhà hàng, nước thải khách sạn có phát sinh hoạt động ăn uống. Dầu mỡ phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến thức ăn.
Vì sao cần phải xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải?
Dầu mỡ trong nước thải cần được xử lý trước khi đưa nước thải vào giai đoạn xử lý sinh học vì:
- Nếu dầu mỡ không được xử lý kỹ khi vào giai đoạn xử lý sinh học sẽ làm bám dính bùn vi sinh (cả bùn kỵ khí và hiếu khí) gây giảm khả năng khuếch tán của vi sinh vào môi trường nước, từ đó làm giảm hiệu suất xử lý của toàn bộ hệ thống.
- Khi vi sinh (vi sinh kỵ khí, hiếu khí) bám vào dầu mỡ và tạo thành từng mảng lớn nổi lên bề mặt bể, lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bùn trương nở, làm bùn mất khả năng xử lý chất ô nhiễm do không thể trao đổi thức ăn, từ đó gây chết vi sinh.
- Ở nhiệt độ thấp, dầu mỡ có thể bị vón cục và đóng thành từng mảng bám trên bề mặt đường ống, làm giảm thể tích hữu dụng của đường ống, gây nên hiện tượng nước chảy chậm và tắc nghẽn.
- Dầu mỡ bám dính vào các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải như cánh khuấy, đĩa thổi khí… gây hỏng thiết bị.
Bên cạnh những tác hại đối với hệ thống xử lý nước thải, dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải nếu không được xử lý còn gây hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, là nguyên nhân gây chết tôm cá và thủy sinh, phát sinh mùi hôi khó chịu và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh truyền nhiễm cho con người.
Xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải bằng cách nào?
Để xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải, bạn có thể áp dụng một trong ba cách sau hoặc áp dụng đồng thời nhiều cách để nâng cao hiệu quả xử lý:
Cách 1: Sử dụng lược rác hoặc bể tách mỡ
Song lược rác hoặc bể tách mỡ thường được áp dụng để xử lý các dầu mỡ có kích thước lớn. Cách này thường sử dụng ở giai đoạn đầu khi thu gom nước thải. Các loại dầu mỡ có kích thước nhỏ hơn hoặc dầu mỡ hòa tan khó có thể được loại bỏ bằng cách này.
Bể tách mỡ thường được sử dụng trong nước thải nhà hàng do vận hành đơn giản, áp dụng được cho công suất nước thải nhỏ và không tốn nhiều diện tích để xây dựng bể.
Cách 2: Sử dụng bể tuyển nổi DAF
Bể tuyển nổi DAF là một trong những công nghệ hiệu quả để loại bỏ FOG và chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Công nghệ này thường được áp dụng để xử lý nước thải chế biến thực phẩm vì hầu hết các dầu mỡ và hạt thực phẩm đều nổi trên mặt nước. Ngoài ra, nước thải chế biến thủy sản cũng có thể áp dụng được công nghệ DAF để loại bỏ dầu mỡ. Dầu mỡ sau khi được tách khỏi hệ thống xử lý nước thải bởi bể tuyển nổi DAF được thu gom riêng và xử lý.
Cách 3: Sử dụng men vi sinh chuyên dùng cho xử lý dầu mỡ
Men vi sinh chuyên dùng cho xử lý dầu mỡ là các dòng men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật có khả năng sử dụng dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải làm nguồn thức ăn, từ đó phân hủy các chất này và loại bỏ lượng dầu mỡ có trong hệ thống. Men vi sinh xử lý dầu mỡ có thể áp dụng được cho cả các loại dầu mỡ có kích thước lớn và dầu mỡ có kích thước nhỏ (dầu mỡ hòa tan), do đó phương pháp này được đánh giá là tối ưu hơn so với 2 cách được mô tả ở trên.
Bạn có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift DGTT chuyên dùng cho xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải. Điểm khác biệt của men vi sinh Microbe-Lift DGTT là bạn có thể áp dụng để xử lý cho nhiều loại nước thải khác nhau, từ nước thải nhà hàng, nước thải chế biến thủy sản đến nước thải chế biến thực phẩm… và các loại hình nước thải khác có phát sinh dầu mỡ.
Men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT cũng chứa nhiều ưu điểm:
- Giúp phân hủy nhanh chất béo, dầu mỡ và ổn định hiệu quả của hệ vi sinh trong các bể xử lý sinh học.
- Các chủng vi sinh vật có trong Microbe-Lift DGTT hoàn toàn vô hại với môi trường và con người, ví dụ như: Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus circulans…
- Góp phần giảm mùi hôi của hệ thống xử lý nước thải (cụ thể Microbe-Lift DGTT có khả năng giảm đến 80% mùi hôi do dầu mỡ gây ra chỉ sau 1 tuần xử lý).
- Giảm chi phí vận hành và nhân công vệ sinh bể tách mỡ và đường ống.
Để xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả tối ưu, Biogency khuyến khích bạn nên kết hợp nhiều phương pháp xử lý nước thải được Biogency chia sẻ ở trên, ví dụ: Bạn có thể kết hợp sử dụng bể tách mỡ và men vi sinh Microbe-Lift DGTT ngay tại bể tách mỡ để giúp xử lý dầu mỡ hiệu quả hơn và giảm tần suất vệ sinh bể tách mỡ.
Tham khảo: Kinh nghiệm xử lý dầu mỡ trong ống thải
Bạn cũng có thể kết hợp thêm với men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng hiệu quả xử lý dầu mỡ cũng như giảm nồng độ ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải và đưa nước thải đầu ra về trạng thái đạt chuẩn.
Liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về cách sử dụng men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT cũng như cách tối ưu hiệu quả xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải ngay hôm nay!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh