thanh phan dinh duong trong thuc an nuoi tom

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm. Cách để tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng

Hiểu về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm sẽ giúp bà con lựa chọn được thức ăn có tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp nhất cho sự phát triển của chúng. Bài viết dưới đây Biogency sẽ giúp bà con hiểu hơn về các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm và cách để tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn.

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm

Thức ăn của tôm có nhiều loại, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, nhưng thường bao gồm 5 thành phần dinh dưỡng chính là:

Protein:

Protein là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm quan trọng đầu tiên phải có vì tôm thẻ chân trắng sử dụng Protein là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu sử dụng Protein của tôm thẻ chân trắng khi còn nhỏ thường cao hơn so với khi lớn ngày tuổi. Cụ thể là:

  • Tôm từ lúc mới thả nuôi đến giai đoạn đạt 3gram/con: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số > 40%.
  • Tôm ở giai đoạn phát triển từ 3gram/con đến 8gram/con: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số > 38%.
  • Tôm ở giai đoạn phát triển từ 8gram/con đến khi thu hoạch: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số từ 35% – 38%.

Khi lựa chọn thức ăn bà con cần quan tâm đến tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm, cụ thể là Protein để đảm bảo chọn đúng tỷ lệ dinh dưỡng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm, giúp tôm phát triển khỏe hơn.

01 thanh phan dinh duong trong thuc an nuoi tom
Protein  là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm không thể thiếu

Lipid:

Lipid là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm quan trọng, có vai trò: Tham gia vào quá trình tạo nên màng cơ thể của tôm; hòa tan các Vitamin A, D, E, K và Hydrocacbon; hoạt hóa các Enzyme giúp tôm hấp thu tốt hơn… Thế nhưng, trong thức ăn nuôi tôm cứ không phải càng nhiều Lipid là tốt. Hàm lượng Lipid trong thức ăn nuôi tôm tốt nhất là ở mức < 10%. Nếu Lipid quá cao sẽ làm giảm khả năng tôm hấp thụ thức ăn và tiêu hóa chất đạm, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng, tôm phát triển kém và tăng tỷ lệ tử vong.

Hiện nay, các dòng thức ăn nuôi tôm thông thường có hàm lượng Lipid ở mức từ 10% – 25%. Do đó, khi lựa chọn thức ăn bà con cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng này và chú ý lựa chọn loại thức ăn nuôi tôm có chứa tỷ lệ Lipid phù hợp để tôm hấp thu thức ăn tốt và phát triển khỏe.

Vitamin:

Đây cũng là một trong những thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm quan trọng không thể thiếu nếu bà con muốn nuôi tôm khỏe, về size lớn.

  • Vitamin C: Vitamin C đặc biệt quan trọng giúp tôm giảm sốc và tăng sức đề kháng. Nếu tôm bị thiếu Vitamin C khả năng cao sẽ bị nhiễm bệnh chết đen.
  • Vitamin A: Nếu tôm bị thiếu Vitamin A màu sắc cơ thể sẽ bị thay đổi, đồng thời gây nên bệnh thiếu máu, xuất huyết ở mắt, mang và thận tôm.
  • Vitamin D: Nếu tôm bị thiếu Vitamin D sẽ bị còi cọc, chậm lớn và khó nuôi về size lớn.
  • Vitamin K: Nếu tôm bị thiếu Vitamin K sẽ làm máu tôm khó đông, tôm chậm lớn, dễ nhiễm virus gây bệnh.

Tham khảo: Vai trò của các loại vitamin với tôm

02 thanh phan dinh duong trong thuc an nuoi tom
Vitamin là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm cần thiết không thể thiếu, đặc biệt là Vitamin C

Có thể thấy rằng, mỗi loại Vitamin đều có một vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển của tôm. Do đó, trong thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm không thể thiếu các loại Vitamin này. Tuy nhiên, hiện nay các loại thức ăn nuôi tôm không chứa nhiều Vitamin. Do đó, trong những trường hợp quan trọng ví dụ như khi sang ao, thời tiết thay đổi, bà con cần bổ sung thêm các nguồn Vitamin khác để chống sốc cho tôm, giúp tôm tăng sức đề kháng, đặc biệt là Vitamin C.

Tham khảo: Bổ sung vitamin C cho tôm

Khoáng chất:

Vì tôm thường xuyên phải lột xác trong quá trình sinh trưởng nên chúng có nhu cầu về khoáng chất cao hơn nhiều loài thủy sản khác, đặc biệt là Canxi và Photpho. Tôm có khả năng hấp thu trực tiếp các chất khoáng thông qua mang, do đó nếu môi trường nước nuôi đủ chất khoáng thì trong nguồn thức ăn nuôi tôm có thể giảm đi tỷ lệ này. Thông thường, trong thức ăn nuôi tôm, tỷ lệ chất khoáng chỉ cần đạt đối với Canxi là 2% – 3%, Photpho là 1% – 2% và Natri Clorua là 1% – 2%. 

Bên cạnh các khoáng chất đại lượng kể trên, trong thức ăn cũng nên tồn tại các chất khoáng vi lượng với hàm lượng nhỏ để có thể hoạt hóa các Enzyme, Hormone và điều hòa quá trình sinh tổng hợp Protein.

Chất xơ:

Đối với tôm, chất xơ đóng vai trò quan trọng – là chất nền cho vi sinh vật trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, chất xơ cũng chứa một lượng nước nhất định giúp tôm duy trì dịch ruột và tăng khả năng tôm hấp thu dưỡng chất. Chất xơ có vai trò quan trọng là vậy, thế nhưng với cấu tạo đặc biệt của tôm – đường ruột ngắn, dẫn đến khả năng tiêu hóa chất xơ của tôm khá kém, do đó khi lựa chọn thức ăn nuôi tôm, bà con cần cân nhắc tỷ lệ chất xơ trong thức ăn từ 4 – 5% là hợp lý.

Làm thế nào để tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn?

Có thể thấy rằng, mỗi loại thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm đều có vai trò quan trọng và có sự liên quan mật thiết với nhau trong quá trình phát triển toàn diện của tôm. Khi lựa chọn và phối trộn thức ăn cho tôm, bà con nên cân nhắc các tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất và phát triển của chúng.

Như đã đề cập ở trên, chất xơ đóng vai trò là chất nền cho vi sinh vật trong quá trình tiêu hóa thức ăn của tôm, tôm tiêu hóa được thức ăn thì mới có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ các thức ăn đó. Thế nhưng, khả năng tiêu hóa chất xơ của tôm khá kém nên bà con không thể bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn của tôm được. Vậy làm thế nào để tôm có thể hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn?

Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để bổ sung vào khẩu phần ăn của tôm, giải pháp này có thể giúp bà con giải quyết được vấn đề “Làm thế nào để tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng” và qua đó giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn trong suốt quá trình nuôi.

03 thanh phan dinh duong trong thuc an nuoi tom
Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM giúp tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng có trong thức ăn và giảm tỷ lệ FCR mỗi mùa vụ.

Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột tôm, bao gồm: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis là một trong những sản phẩm đã được minh chứng mang lại hiệu quả vượt trội giúp tôm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất và giảm tỷ lệ FCR trong mỗi mùa vụ.

Liều lượng sử dụng của Microbe-Lift DFM rất thấp, chỉ từ 0,5 gram – 1 gram men vi sinh Microbe-Lift DFM trộn cho 1 kg thức ăn, giúp bà con tối ưu chi phí rất nhiều trong suốt quá trình nuôi. Một số lợi ích khác mà bà con nhận được khi sử dụng Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM bổ sung vào khẩu phần ăn của tôm là:

  • Bổ sung vào đường ruột tôm một lượng lớn các vi sinh vật có lợi, giúp ức chế được các vi sinh vật có hại cho tôm và phòng bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả.
  • Giảm mùi hôi của phân tôm từ 70% – 80%.

Cách sử dụng của Microbe-Lift DFM cũng khá đơn giản: Chỉ cần hòa tan Men vi sinh Microbe-Lift DFM vào nước sạch, sau đó trộn đều vào thức ăn và tạt cho tôm ăn. Vì liều lượng dùng rất thấp, bà con có thể cho tôm ăn từ đầu vụ nuôi để giúp tôm phát triển khỏe và nuôi về size lớn dễ dàng hơn.

Kết luận, khi lựa chọn thức ăn nuôi tôm, bà con nên cân nhắc đến tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chúng, đồng thời, bổ sung thêm men vi sinh đường ruột vào khẩu phần ăn của tôm để tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất và giúp bà con giảm tỷ lệ FCR trong quá trình nuôi. Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm về men vi sinh đường ruột dùng trong nuôi tôm, bà con có thể liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn nhanh chóng nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký