Tại bể hiếu khí, việc nuôi cấy vi sinh không hiệu quả là vấn đề thường gặp và có ảnh hưởng đến công tác xử lý nước thải đạt chuẩn. Vậy cụ thể nguyên nhân nào làm dẫn đến nuôi cấy vi sinh không hiệu quả tại bể hiếu khí? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Tại sao cần nuôi cấy vi sinh trong bể hiếu khí?
Trong quy trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí. Hệ vi sinh trong bể sinh học hiếu khí có vai trò quan trọng để xử lý nước thải đạt chuẩn.
Nuôi cấy vi sinh trong bể hiếu khí giúp cho hệ vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải phát triển tốt, nhờ đó nâng cao khả năng xử lý chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình xử lý, đảm bảo hiệu suất xử lý.
Tại sao nuôi cấy vi sinh không hiệu quả tại bể hiếu khí?
Nuôi cấy vi sinh không hiệu quả do: Độ pH của nước thải không phù hợp
Độ pH của nước thải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vi sinh vật. Mỗi chủng vi sinh vật đều có một khoảng pH nhất định để thích nghi tốt nhất. Độ pH không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của hóa của tế bào, hoạt tính của enzyme, tính thấm qua màng và sự hình thành ATP,…
Thông thường, đa số các chủng vi sinh vật có trong bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải sẽ thích nghi ở độ pH trong khoảng từ 6,0 đến 9,0. Nếu độ pH thấp dưới 6,0 thì nấm sẽ bắt đầu phát triển; ở độ pH bằng 4,5 thì nấm sẽ chiếm ưu thế và gây ra hiện tượng bùn khó lắng; nếu độ pH cao trên 9,0 sẽ làm giảm tốc độ trao đổi chất, phá hủy hệ cân bằng nguyên sinh chất của tế bào và có thể làm chết vi sinh vật.
Tham khảo: Tăng/hạ pH trong bể hiếu khí
Nuôi cấy vi sinh không hiệu quả do: Nhiệt độ nước thải không lý tưởng
Tương tự như độ pH, mỗi chủng vi sinh vật cũng có một dãy nhiệt độ phù hợp nhất định. Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn mức đó sẽ dẫn đến hiện tượng ức chế quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hoặc có thể làm vi sinh vật chết.
Thông thường, các chủng vi sinh vật trong xử lý nước thải thuộc vào nhóm vi sinh ưa ấm với dãy nhiệt độ trong khoảng từ 5 đến 45 độ C và khoảng nhiệt độ lý tưởng để vi sinh phát triển ổn định là từ 25 đến 35 độ C. Ở nhiệt độ cao, vi sinh vật có thể bị một số ảnh hưởng như phá hủy enzyme, tổn thương màng, đông đặc protein,…
Đặc biệt, đối với nước thải sinh hoạt thì nhiệt độ sẽ ở mức tương đối ổn định và thích hợp với vi sinh vật xử lý nước thải. Tuy nhiên, đối với các loại nước thải công nghiệp của các ngành như luyện kim loại hay dệt nhuộm, nước thải thường có nhiệt độ cao, do đó cần phải sử dụng tháp giải nhiệt trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.
Tham khảo: Dấu hiệu oxy hòa tan bể hiếu khí bất thường
Nuôi cấy vi sinh không hiệu quả do: Trong nước thải bị thiếu chất dinh dưỡng
Để có thể phát triển và phân chia tế bào, vi sinh vật cần thức ăn và nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật đến từ những chất béo, carbohydrate, chất hữu cơ protein tồn tại ở dạng hòa tan trong nước thải. Khi vi sinh vật bị thiếu dinh dưỡng, bao quanh tế bào của vi sinh vật sẽ hình thành một lớp màng nhầy. Lớp màng này sẽ khiến quá trình hô hấp nội bào của vi sinh vật chiếm ưu thế, dẫn đến chết vi sinh. Đồng thời, lúc này bùn sẽ không thể lắng được, từ đó giảm hiệu suất khi xử lý những chất ô nhiễm.
Trong nước thải, tỷ lệ BOD:N:P phù hợp để đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng, giúp vi sinh vật phát triển là 100:5:1. Nếu thiếu N, quá trình sinh hóa tổng hợp protein của vi sinh sẽ bị cản trở và bùn hoạt tính sẽ khó lắng. Nếu thiếu P sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn dạng sợi phát triển và bùn hoạt tính nổi.
Nuôi cấy vi sinh không hiệu quả do: Nồng độ chất độc trong nước thải cao
Sự tồn tại của một số chất hóa học có nồng độ chất độc trong nước thải sẽ ức chế, kìm hãm hoạt động và sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật, từ đó làm tăng chi phí, thời gian và khiến việc nuôi cấy vi sinh không hiệu quả.
Một số chất hóa học độc hại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật bao gồm Clo, Phenol, các hợp chất kim loại nặng như bạc, thủy ngân, chất kháng sinh, các chất hoạt động bề mặt,… Do đó, trước khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý, các kỹ sư vận hành cần đảm bảo không có chất độc trong nước thải hoặc nếu cần thiết có thể thực hiện quá trình tiền xử lý để giảm bớt nồng độ chất độc.
Tham khảo: Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật trong nước thải
Nuôi cấy vi sinh không hiệu quả do: Nồng độ oxy hòa tan (DO) không phù hợp
Nồng độ oxy hòa tan (hay được gọi tắt là DO) là yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bùn hoạt tính. Oxy hòa tan giúp bùn hoạt tính có thể hình thành hạt bông keo, phân hủy chất hữu cơ, hô hấp tế bào và cản trở sự hình thành của các vi khuẩn dạng sợi,… Dựa vào nhu cầu oxy hòa tan, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm gồm vi sinh vật hiếu khí (với DO > 0 mg/l), vi sinh vật kỵ khí (với DO = 0 mg/l), vi sinh vật tùy nghi (với DO ≥ 0 mg/l).
Để nuôi cấy vi sinh hiệu quả, cần đảm bảo:
- Nồng độ oxy hòa tan trong bể luôn bằng 0 mg/l đối với vi sinh vật kỵ khí.
- Nồng độ oxy hòa tan trong bể ở mức 2 đến 4 mg/l đối với vi sinh vật hiếu khí. Nếu nồng độ oxy hòa tan < 2 mg/l thì vi khuẩn sẽ bị thiếu oxy, không còn oxy để hoạt động và chết, khiến bông cặn vỡ.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả khi nuôi cấy vi sinh, người vận hành có thể tham khảo sử dụng thêm Men vi sinh Microbe-Lift IND. Đây là dòng sản phẩm được sử dụng giúp tăng cường hiệu quả khi nuôi cấy vi sinh với một số ưu điểm như:
- Giúp ổn định hiệu suất xử lý nước thải của vi sinh vật.
- Khả năng thích nghi của vi sinh vật cao, chịu được độ mặn đến 4%.
- Bông bùn to và lắng nhanh.
- Có khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm nồng độ BOD, COD, TSS trong nước thải.
- Tăng hiệu quả cho quá trình khử Nitrat.
Tham khảo: Cách nuôi vi sinh tại bể hiếu khí
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã nắm được những nguyên nhân dẫn đến nuôi cấy vi sinh không hiệu quả trong bể hiếu khí. Hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án nuôi cấy vi sinh hiệu quả nhất cho hệ thống của bạn!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh