Cach nuoi cay vi sinh trong be sinh hoc hieu khi hieu qua 1 1

Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí xử lý nước thải đạt hiệu quả cao

Biết cách nuôi vi sinh bể hiếu khí sẽ giúp nhà vận hành đảm bảo được khả năng hoạt động và phát triển của vi sinh, từ đó quyết định hiệu suất xử lý nước thải. Chính vì thế quy trình nuôi cấy vi sinh vô cùng quan trọng. Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Kiểm tra điều kiện hoạt động của vi sinh trong bể hiếu khí

Kiểm tra điều kiện hoạt động của vi sinh trong bể hiếu khí

Cách nuôi cấy vi sinh trong bể hiếu khí đúng chuẩn, trước hết bạn cần kiểm tra các điều kiện hoạt động của vi sinh trong bể Aerotank có đảm bảo hay không. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vi sinh trong bể hiếu khí gồm:

  • Nhiệt độ của nước
  • Độ pH
  • Hàm lượng Oxy hòa tan DO
  • Tỷ lệ dinh dưỡng C:N
  • Độ mặn
  • Các hợp chất gây ức chế hoạt động của vi sinh như Thiourea, Xyanua, Phenol, Anilin và kim loại nặng (bạc, đồng, niken, crom, thủy ngân và kẽm).

Tương ứng với men vi sinh cần bổ sung mà nhà vận hành sẽ tính toán để đảm bảo các yếu tố ở trên trong bể hiếu khí ở mức tối ưu nhất để vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển. Đây là bước cực kỳ quan trọng cần đảm bảo trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh.

Ngoài ra, nhà vận hành cần chú ý kiểm tra hệ thống xử lý có đạt chuẩn hay chưa về công nghệ, lưu lượng nước thải đầu, nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào phải nằm ở ngưỡng cho phép có thể ứng dụng công nghệ xử lý bằng sinh học (Xem lưu ý vận hành bể Aerotank). Sau đó mới tiến hành nuôi cấy vi sinh vào bể.

Tham khảo cách nuôi cấy vi sinh Microbe-Lift IND trong bể Aerotank

Để hình dung một cách cụ thể nhất cách nuôi cấy vi sinh trong bể hiếu khí, bạn có thể tham khảo quy trình nuôi cấy vi sinh Microbe-Lift trong bể Aerotank dưới đây. (Microbe-Lift IND là dòng men vi sinh từ Hoa Kỳ đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay)

Đối với hệ thống mới khởi động hoàn toàn và hệ thống cải tạo phải nuôi cấy ban đầu.

Liều lượng châm Microbelift IND được tính bằng công thức:

Công thức liều lượng châm men vi sinh IND

Công thức liều lượng châm men vi sinh IND

Trong đó:

  • M : là khối lượng men vi sinh dùng để nuôi cấy trong 1 ngày (gallon/ngày).
  • m: Có thể là 12ml – 70ml( liều lượng men vi sinh vật xử lý nước thải. Tùy thuộc ngày nuôi cấy. Ví dụ ngày 1&2 là 70ml, ngày 3-7 là 25ml, ngày 8-30 là 12ml)
  • V: Thể tích bể sinh học cần nuôi cấy (bể hiếu khí, kỵ khí hay thiếu khí)

Các điều kiện hoạt động của vi sinh Microbe-lift IND trong bể Aerotank:

  • Nhiệt độ: từ 4 đến 40 độ C. Nhiệt độ tối ưu từ 30-36 độ C
  • Độ pH: từ 4 đến 9. Tối ưu 7- 8.5
  • Hàm lượng oxy hòa tan DO ≥ 2.0 mg/l
  • Tỉ lệ C:N: = 100:5:1
  • Độ mặn <4%.

Quy trình nuôi cấy men vi sinh Microbe-Lift IND với hệ thống mới khởi động, cải tạo nuôi cấy mới:

Ngày 1&2

Dẫn nước thải vào bể hiếu khí. Sau đó tiến hành giảm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải để giúp vi sinh vật phát triển nhanh hơn bằng cách cho từ từ 10-15m3 nước thải vào sục khí, thêm ⅓ bể là nước sạch. Sau đó bổ sung men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND theo công thức ở trên. Tiếp đó bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh như mật rỉ đường, Urê hoặc phân DAP

Từ ngày 3 đến ngày 7

Tăng dần đều lượng nước thải vào. Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND theo liều lượng đã tính. Bổ sung thêm dinh dưỡng khi tải lượng đầu vào chưa đủ. 

Hình ảnh nước thải những ngày đầu tiên nuôi cấy men vi sinh Microbe-Lift IND
Hình ảnh nước thải những ngày đầu tiên nuôi cấy men vi sinh Microbe-Lift IND

Từ ngày 8 đến ngày 30

Lặp lại như ngày thứ 3. Nhà vận hành cần chú ý theo dõi sự phát triển của vi sinh và các thông số kỹ thuật, đặc biệt là độ pH và hàm lượng Oxy hòa tan DO. Song song với đố bổ sung dinh dưỡng khi tải lượng đầu vào chưa đủ.

Quan sát chất lượng bùn

Trong quá trình nuôi cấy nhà vận hành cần chú ý quan sát chất lượng bùn. Nếu bùn lắng tốt, nước sau lắng bùn trong, bông bùn to, hàm lượng MLVSS đạt mức yêu cầu để xử lý hàm lượng COD, BOD tương ứng là được. Nếu không thì cần tiếp tục nuôi cấy bổ sung đến khi đạt yêu cầu.

Kết quả bùn lắng sau 30 ngày nuôi cấy bằng men vi sinh Microbe-Lift IND
Kết quả bùn lắng sau 30 ngày nuôi cấy bằng men vi sinh Microbe-Lift IND

Chú ý tuần hoàn bùn 

Tuần hoàn bùn sẽ giúp quá trình xử lý nước tốt hơn, giúp sản sinh các vi sinh vật mới. Đặc biệt là việc tuần hoàn bùn sẽ giúp làm tăng các vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Do đó, để quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cần chú ý tuần hoàn bùn từ bể để tăng lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank.

Duy trì hệ thống

Đối với các hệ thống cần duy trì, chỉ cần bổ sung theo liều lượng quy định và chú ý theo dõi là được. Liều lượng sẽ tùy theo nồng độ BOD, COD trong nước thải. 

MICROBE-LIFT – MEN VI SINH HÀNG ĐẦU TỪ MỸ THÍCH NGHI TỐT, DỄ VẬN HÀNH

MICROBE-LIFT - MEN VI SINH HÀNG ĐẦU TỪ MỸ THÍCH NGHI TỐT, DỄ VẬN HÀNH

Cách nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí không khó, tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống và men vi sinh sử dụng mà nhà vận hành sẽ tiến hành nuôi cấy phù hợp. Do đó lựa chọn men vi sinh cũng quyết định đến hiệu quả nuôi cấy. Microbe-Lift là sản phẩm men vi sinh được các kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải ưa chuộng không chỉ vì hiệu quả ổn định mà còn vì:

  • Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng
  • Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh
  • Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
  • Xử lý được các loại nước thải phức tạp, tải lượng cao

Tham khảo: Tại sao nuôi vi sinh không hiệu quả trong bể hiếu khí

Microbe-Lift là men vi sinh dạng lỏng, dễ dàng kích hoạt, không cần ngâm ủ. Có thể đổ thẳng trực tiếp sản phẩm xuống bể không cần pha loãng. Đặc biệt Microbe-Lift sở hữu các chủng vi sinh được nuôi cấy, phân lập, chọn lọc kỹ lưỡng với hiệu suất xử lý cao, khả năng thích ứng tốt nhiều môi trường, giảm thiểu tình trạng vi sinh chết, mang lại hiệu quả xử lý tối ưu, tiết kiệm và an toàn.Hiện men vi sinh Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền bởi Biogency, để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký