So với phân tươi chứa mầm bệnh, virus, vi khuẩn, nấm hay tuyến trùng có hại cho cây trồng thì phân chuồng lại là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hữu ích. Vì vậy, bài viết này Biogency sẽ giới thiệu đến bạn một số cách ủ phân chuồng để tận dụng được chất thải trong quá trình chăn nuôi và mang lại thêm giá trị kinh tế.
Các nội dung chính
Phân chuồng là gì? Lợi ích khi sử dụng phân chuồng
Phân chuồng là một loại phân hữu cơ được tạo thành từ hỗn hợp chất thải (bao gồm phân và nước tiểu) của động vật, phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ và rác thải hữu cơ… Tùy thuộc vào đối tượng nuôi là heo, bò, trâu, lợn, gà, thỏ… mà sẽ có nhiều loại phân chuồng khác nhau.
Các mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp ngày càng tăng, do đó lượng chất thải sinh ra từ động vật ngày càng nhiều. Ước tính, một con lợn có thể thải ra 1,5-2 tấn chất thải/năm, với gà là 100-200kg chất thải/năm, với trâu/bò là 7-10 tấn chất thải/năm… Với lượng chất thải lớn như vậy, ủ phân chuồng sẽ là một giải pháp hữu ích để tái sử dụng chất thải này.
So với phân tươi chứa mầm bệnh, virus, vi khuẩn, nấm hay tuyến trùng có hại cho cây trồng thì phân chuồng lại là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hữu ích. Những lợi ích mà phân chuồng mang lại cho cây trồng là:
- Cung cấp khoáng chất, chất mùn hữu cơ… kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật hữu ích trong đất, từ đó giúp tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Giúp bộ rễ của cây phát triển mạnh, từ đó hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.
- Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện khắc nghiệt khác của cây trồng.
- ..v..v..
Một số cách ủ phân chuồng
Để ủ phân chuồng, thông thường người ta sử dụng 3 cách sau: ủ nóng, ủ nguội và ủ nóng trước nguội sau. Mỗi cách ủ sẽ có ưu nhược điểm cũng như chất lượng phân cho ra khác nhau.
Ủ nóng
Quá trình ủ nóng phân chuồng diễn ra như sau:
- Phân được lấy ra từ trang trại chăn nuôi và xếp thành từng lớp, không nén phân. Tưới nước phân đều lên phân và giữ độ ẩm của đống ủ từ 60-70%. Nếu trong phân lấy ra có nhiều chất độn chuồng thì có thể sử dụng thêm vôi rải lên để tăng tốc quá trình phân hủy.
- Trát bùn ở ngoài đống phân để giữ nhiệt độ và độ ẩm cho đống ủ. Tưới nước phân hằng ngày lên đống phân ủ.
- Sau 4-6 ngày ủ, nhiệt độ của đống ủ có thể đạt đến 60%. Đây là điều kiện tốt để các chủng vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển. Cần đảm bảo đống phân ủ tơi xốp để vi sinh vật hấp thụ oxy và phân giải chất hữu cơ nhanh hơn, giúp chất lượng phân sau khi ủ tốt hơn.
Ưu nhược điểm của phương pháp ủ nóng phân chuồng:
- Ưu điểm: Thời gian ủ ngắn, chỉ từ 30-40 ngày. Tác dụng tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh của phương pháp này cao.
- Nhược điểm: Cách ủ này sẽ làm phân sau khi ủ có hàm lượng đạm không cao do bị thất thoát nhiều trong quá trình ủ (vì lượng đạm trong phân chủ yếu ở dạng Amoni Cacbonat, khi ở nhiệt độ cao sẽ dễ bị phân hủy thành khí Amonia và Carbon Dioxide bay lên, do đó mà làm mất lượng đạm trong phân).
Ủ nguội
Quá trình ủ nguội phân chuồng diễn ra như sau:
- Phân được lấy ra từ trang trại chăn nuôi và xếp thành từng lớp, nén chặt. Sau đó đắp đất bột hoặc đất bùn khô bên ngoài mỗi lớp nén và nén chặt một lần nữa.
- Xếp các lớp phân thành từng đống có độ cao từ 1,5-2m, rộng từ 2-3m sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
Khác với quá trình ủ nóng cần oxy để vi sinh vật hiếu khí phân giải chất hữu cơ, quá trình ủ nguội sử dụng các chủng vi sinh vật kỵ khí để làm việc này. Các chủng vi sinh vật kỵ khí hoạt động chậm hơn, nhiệt độ của đống ủ không tăng cao như ủ nóng (duy trì ở 30-35 độ C).
Ưu nhược điểm của phương pháp ủ nguội phân chuồng:
- Ưu điểm: Tuy hàm lượng đạm cũng bị mất đi khá nhiều khi ủ bằng cách ủ nguội (vì khi ở nhiệt độ thấp Amoni Cacbonat khó bị phân hủy) nhưng chất lượng phân cho ra tốt hơn so với ủ nóng.
- Nhược điểm: Thời gian ủ khá lâu, phải mất từ 5-6 tháng mới cho ra được thành phẩm.
Ủ nóng trước nguội sau
Quá trình ủ phân chuồng theo cách nóng-nước nguội sau diễn ra như sau:
- Giai đoạn 1 – Ủ nóng: Phân được lấy ra từ trang trại chăn nuôi và xếp thành từng lớp, không nén chặt ngay mà trộn và tưới đều nước phân trong 5-6 ngày để gia tăng nhiệt độ của đống ủ lên 50-60 độ C.
- Giai đoạn 2 – Ủ nguội: Khi đạt được mức nhiệt 60 độ C, tiến hành nén chặt phân để chuyển sang trạng thái ủ nguội – yếm khí.
2 giai đoạn này cứ lặp lại liên tục cho đống ủ đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn xung quanh đống ủ và ủ nguội cho toàn đống ủ.
Ưu nhược điểm của phương pháp ủ nóng trước nguội sau:
- Ưu điểm: Vừa tiết kiệm được thời gian hơn so với phương pháp ủ nguội đơn thuần, vừa giữ được hàm lượng đạm trong phân không bị thất thoát nhiều.
- Nhược điểm: Cách ủ phân chuồng này đòi hỏi công nhân hoạt động liên tục trong khu vực ủ.
Tăng tốc quá trình ủ phân chuồng bằng vi sinh
Bổ sung vào đống phân ủ các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh sẽ giúp quá trình phân giải chất hữu cơ trong đống ủ diễn ra nhanh hơn, từ đó rút ngắn được thời gian ủ và gia tăng chất lượng phân sau khi ủ do phân được chứa thêm một lượng vi sinh vật có ích và hàm lượng chất dinh dưỡng ít bị thất thoát hơn.
Men vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC là dòng sản phẩm được thiết kế chuyên dùng cho ủ phân hữu cơ, ủ phân chuồng. Công dụng của sản phẩm này là:
- Giúp phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy trong đống ủ tốt hơn, từ đó tăng tốc quá trình ủ phân từ 20-50%.
- Chất lượng phân sau khi ủ tốt hơn và đồng đều hơn.
- Giảm mùi hôi phát sinh và nồng độ nước thải ô nhiễm rỉ ra trong quá trình ủ.
Cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BPCC cũng khá đơn giản, chỉ cần pha loãng, sau đó phun xịt hoặc trộn đều vào đống ủ. Microbe-Lift BPCC là sản phẩm dạng lỏng, chứa hoàn toàn là vi sinh vật, do đó rất an toàn cho con người và môi trường.
Lưu ý khi ủ phân chuồng
Để chất lượng phân sau khi ủ đạt trạng thái tốt nhất ở mỗi cách ủ, cần lưu ý một số điều sau:
- Nơi ủ phân cần có nền không thấm nước, không đọng nước mưa và có mái che mưa để tránh mất đạm.
- Cạnh nơi ủ phân cần thiết kế hố để chứa nước rỉ từ đống ủ chảy ra vì nước phân này được dùng để tưới lại cho đống ủ để giữ độ ẩm cần thiết cho đống ủ, giúp vi sinh vật hoạt động và phân hủy chất hữu cơ tốt hơn.
Trên đây là một số cách ủ phân chuồng đang được nhiều trang trại áp dụng hiện nay cũng như cách tăng tốc quá trình ủ phân bằng vi sinh với sản phẩm Microbe-Lift BPCC. Nếu bạn cần hỗ trợ để tăng tốc quá trình ủ phân chuồng, hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh