Với hàm lượng chất ô nhiễm cao, việc xử lý nước thải chế biến thực phẩm là yêu cầu cần thiết mà mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm phải tuân theo. Thế nhưng, áp dụng công nghệ nào để xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả?
Các nội dung chính
Hiện trạng ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam và nhu cầu xử lý nước thải
Ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Bằng chứng là giá trị sản xuất của ngành chiếm tỷ trọng đến 19,1% – cao nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo (theo số liệu của Bộ Công Thương).
Thêm vào đó, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm cũng có thị trường rộng hơn để phát triển. Tuy số lượng doanh nghiệp chế biến thực phẩm không nhiều (chỉ khoảng 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước), tuy nhiên đây lại là một trong những ngành mũi nhọn và có tiềm năng phát triển cao. Theo số liệu thống kê, ngành chế biến thực phẩm chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm (thông tin trên báo dangcongsan.vn).
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến thực phẩm đã làm phát sinh thêm nhiều nước thải cần xử lý. Điều này đã vô tình gây nên áp lực cho một vài doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi Nhà nước ngày càng siết chặt các quy định về xử lý nước thải chế biến thực phẩm nhưng doanh nghiệp không đáp ứng được hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải đầu ra. Nguyên nhân của việc này là do lượng sản xuất tăng quá nhanh trong khi hệ thống xử lý nước thải không được mở rộng để xử lý lượng ô nhiễm tương ứng.
Quy định về giới hạn xả thải của nước thải chế biến thực phẩm được nhà nước quy định chung trong QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Riêng đối với nước thải chế biến thủy sản được quy định riêng trong QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản.
Thành phần, tính chất nước thải chế biến thực phẩm
Nước thải chế biến thực phẩm đặc trưng với hàm lượng Nitơ, BOD, COD, TSS, Photpho và các vi sinh vật gây bệnh cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn xả thải. Bảng dưới đây là ví dụ điển hình:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 6 – 9 | 5,5 – 9 | |
2 | BOD5 | mg/l | 700 – 1500 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 1000 – 2500 | 75 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 350 – 700 | 50 | 100 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 100 – 250 | 20 | 40 |
6 | Tổng Photpho | mg/l | 10 – 50 | 4 | 6 |
7 | Dầu mỡ | 50 – 200 | 5 | 10 | |
8 | Tổng Coliform | MPN/100ml | 10^4 – 10^5 | 3.000 | 5.000 |
Các chất ô nhiễm nếu không được xử lý sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường: Làm nguồn nước tiếp nhận bị ô nhiễm, gây độc cho động thực vật thủy sinh, làm mất cân bằng sinh thái của môi trường nước, gây ra mùi hôi khó chịu và là nguyên nhân gây nên bệnh tật cho con người…
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Với hàm lượng chất ô nhiễm cao như vậy, việc xử lý nước thải chế biến thực phẩm là yêu cầu cần thiết mà mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm phải tuân theo. Thế nhưng, áp dụng công nghệ nào để xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả?
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên áp dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Ưu điểm của công nghệ sinh học là:
- Dễ vận hành.
- Phù hợp để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải chế biến thực phẩm, đặc biệt là BOD, COD, TSS, Nitơ, Photpho…
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp so với công nghệ xử lý bằng hóa chất.
- An toàn cho người vận hành.
Dưới đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm điển hình đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay:
Đây là công nghệ xử lý nước thải AAO, dựa trên 3 bể kỵ khí (UASB), thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Aerotank) để xử lý chất ô nhiễm.
- Bể kỵ khí đóng vai trò xử lý BOD, COD, TSS ở nồng độ cao để giảm tải lượng ô nhiễm cho bể thiếu khí và hiếu khí phía sau.
- Bể thiếu khí đóng vai trò thúc đẩy quá trình Nitrat hóa để chuyển hóa Nitơ Amonia về dạng Nitrat.
- Bể hiếu khí đóng vai trò xử lý BOD, COD, TSS và Nitrat để đưa các chỉ tiêu ô nhiễm đạt chuẩn xả thải.
Dự án xử lý nước thải chế biến thực phẩm tại San Miguel Pure Foods
Nhà máy chế biến thực phẩm San Miguel Pure Foods tại Bình Dương cũng áp dụng công nghệ AAO để xử lý nước thải. Vấn đề mà hệ thống xử lý nước thải tại đây đang gặp phải là do trong quá trình mở rộng sản xuất, chế biến đã làm lượng nước thải gia tăng khiến cho nước thải đầu ra không đạt 2 chỉ tiêu về Nitơ Amonia và Tổng Nitơ so với Cột A – QCVN 40:2011/BTNMT. Do đó, ban quản lý hệ thống xử lý nước thải San Miguel Pure Foods đã liên hệ đến Biogency để khắc phục vấn đề trên.
Phương án của Biogency đưa ra là điều chỉnh các điều kiện của bể hiếu khí và sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift N1 để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra tại bể này, mục tiêu là để giảm chỉ tiêu Nitơ Amonia và tiến đến giảm chỉ tiêu Nitơ tổng.
Công dụng của Microbe-Lift N1 là: Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa nhanh và mạnh nhờ chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt là Nitrosomonas và Nitrobacter. Trong đó:
- Nitrosomonas: Chuyển hóa Nitơ Amoni (N – NH4+) về dạng Nitrit (NO2-).
- Nitrobacter: Chuyển hóa Nitrit (NO2-) về dạng Nitrat (NO3-).
Liều lượng sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm San Miguel Pure Foods là: 10 gallons Microbe-Lift N1.
Hiệu quả đạt được như sau:
- Nitơ Amonia sau xử lý đạt 0,3 mg/l – thấp hơn Cột A – QCVN 40:2011/BTNMT 10 lần.
- Tổng Nitơ sau xử lý đạt 12 mg/l – bằng Cột A – QCVN 40:2011/BTNMT.
Tham khảo: Xử lý dầu mở trong nước thải chế biến thực phẩm
Nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm của bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh