Việc nuôi cấy vi sinh trong các hệ thống xử lý nước thải nhằm mục đích gia tăng mật độ các chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh để có thể xử lý được tải lượng chất hữu cơ lớn, giúp quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả và nước thải đầu ra đạt chuẩn theo yêu cầu.
Các nội dung chính
Vai trò của vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải
Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học, vi sinh vật là yếu tố không thể thiếu. Đây là những sinh vật rất nhỏ, gồm nhiều loại khác nhau như vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nguyên sinh… Vai trò của vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải là phân hủy các chất hữu cơ – là nguồn gốc gây nên sự ô nhiễm của nước thải.
Cụ thể:
Khi nước thải phát sinh từ các hoạt động như sinh hoạt, sản xuất hay chế biến… chứa nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau ở nồng độ cao (vượt mức cho phép xả thải của Nhà nước), nếu xả thải trực tiếp ra môi trường thì các hợp chất hữu cơ này sẽ gây làm mất cân bằng sinh thái cho nguồn nước tiếp nhận, là nguyên nhân xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước và cản trở sự quang hợp của tảo, gây thiếu oxy, ngộ độc cho các động vật thủy sinh…
Chính vì những tác hại đó, người ta đã ứng dụng công nghệ sinh học – sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ này trước khi xả nước thải ra môi trường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật là sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải làm thức ăn, chuyển hóa chúng thành năng lượng cho các hoạt động sống, phát triển và sinh sản, qua đó giảm được nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.
Vì sao cần phải nuôi cấy vi sinh?
Vốn dĩ trong nước thải đã tồn tại nhiều chủng loại vi sinh vật tự nhiên khác nhau, tuy nhiên chỉ ở mật độ thấp và hoạt tính không cao. Do đó, khi lưu lượng nước thải lớn, nồng độ các chất ô nhiễm cao và các điều kiện của nước thải không đáp ứng với điều kiện sống của vi sinh vật (ví dụ pH quá thấp, oxy không đủ…), các vi sinh vật tự nhiên này rất dễ bị sốc tải và chết. Việc nuôi cấy vi sinh trong các hệ thống xử lý nước thải nhằm mục đích gia tăng mật độ các chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh để có thể xử lý được tải lượng chất hữu cơ lớn, giúp quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả và nước thải đầu ra đạt chuẩn theo yêu cầu.
Trước khi nuôi cấy vi sinh cần chuẩn bị gì?
Thông thường, quá trình nuôi cấy vi sinh diễn ra tại các bể sinh học như bể hiếu khí, bể kỵ khí… Để quá trình này diễn ra hiệu quả, các yếu tố cần chuẩn bị là:
Bể nuôi cấy và hệ thống thiết bị
- Đối với bể nuôi cấy: cần kiểm tra xem bể có đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để nuôi cấy vi sinh hay không, có cần cải tạo hay điều chỉnh gì không.
- Đối với hệ thống thiết bị: cần kiểm tra các thiết bị hỗ trợ trong quá trình nuôi cấy vi sinh như bơm, hệ thống cấp khí, điện, máy khuấy… có hoạt động bình thường hay không.
Bảng phân tích nồng độ ô nhiễm của nước thải đầu vào
Việc kiểm tra này nhằm mục đích đánh giá chính xác nồng độ ô nhiễm của nước thải, từ đó xác định lượng vi sinh vật cần phải nuôi cấy để xử lý được mức ô nhiễm tương ứng.
Các chất dinh dưỡng cho vi sinh
Cần chuẩn bị các chất dinh dưỡng để đảm bảo rằng trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật là Cacbon, Nitơ và Photpho – là 3 nguyên tố chính cấu tạo nên vi sinh vật. Đối với mỗi loại nước thải khác nhau, tỷ lệ Cacbon-Nitơ-Photpho (C:N:P) cũng khác nhau, tuy nhiên chúng thường không đạt được trạng thái cân bằng để cung cấp cho vi sinh vật. Ví dụ: đối với nước thải sinh hoạt thường bị thừa Nitơ, nhưng lại thiếu Cacbon và Photpho; đối với nước thải dệt nhuộm có nhiều hóa chất, kim loại nặng, độ màu cao… thường bị thiếu cả 3 loại dinh dưỡng Cacbon-Nitơ-Photpho…vì vậy quá trình nuôi cấy vi sinh cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng bị thiếu để vi sinh vật phát triển tốt, sinh sản nhanh.
Sản phẩm chứa các chủng vi sinh hoạt tính mạnh
Khi hệ thống xử lý nước thải chưa có đủ lượng vi sinh vật, việc bổ sung các chủng vi sinh ban đầu để tiến hành nuôi cấy là rất quan trọng. Cần lựa chọn các sản phẩm có chứa vi sinh khỏe, hoạt tính mạnh, có khả năng chịu được tải lượng ô nhiễm và độ mặn cao để nuôi cấy. Microbe-Lift IND là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên.
Biogency đã sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND vào quy trình nuôi cấy vi sinh của nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau và nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng bởi lý do:
- Microbe-Lift IND chứa đến 13 chủng vi sinh vật khác nhau, có hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần các vi sinh vật thông thường, kèm với đó là mật độ và khả năng sống của vi sinh vật cao (do được sản xuất và bảo quản dạng lỏng) giúp quá trình nuôi cấy vi sinh diễn ra thuận lợi.
- Các chủng vi sinh có trong Microbe-Lift IND có khả năng thích nghi cao, hoạt động ổn định trong cả ba điều kiện môi trường từ hiếu khí, kỵ khí đến tùy nghi.
- Hệ vi sinh vật trong Microbe-Lift IND có hiệu quả xử lý nước thải vượt trội, đặc biệt là các chỉ tiêu BOD, COD, TSS và khử Nitrat.
Trên đây là chia sẻ của Biogency về những yếu tố mà bạn cần chuẩn bị để nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải thành công. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh