Tháp giải nhiệt là một giải pháp tối ưu làm mát không khí trong các ngành công nghiệp hiện nay. Tháp giúp tiết kiệm tối đa năng lượng máy móc, môi trường bên trong nhà xưởng và hệ thống điều hòa không khí. Vậy tháp giải nhiệt là gì? Ứng dụng và những hệ thống xử lý nước thải nào sử dụng loại tháp này. Hãy cùng Biogency giải đáp thắc mắc trên ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính
Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo và phân loại
Tháp giải nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, nội dung sau sẽ đề cập cụ thể hơn về định nghĩa, cấu tạo và phân loại của tháp giải nhiệt.
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt (Cooling Tower) hay còn gọi là tháp làm mát, đây là một loại thiết bị giảm nhiệt độ của nước thông qua quá trình trích lượng nhiệt độ lớn từ nước và thải ra môi trường xung quanh. Tính năng giảm nhiệt này giúp nhanh chóng làm lạnh lượng nước còn lại trong tháp. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tiết kiệm điện năng một cách tối đa.
Đặc biệt, việc xử lý nước bằng tháp giải nhiệt còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát hệ thống xử lý nước thải. Từ đó, quá trình này góp phần vào việc điều hòa không khí xung quanh khu vực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau với các chức năng hỗ trợ làm nhanh quá trình làm mát nước. Các thành phần chính phải kể đến như sau:
- Vỏ tháp: Vỏ được làm bằng Composite sợi thủy tinh giúp đảm bảo độ bền cao, chống gỉ và khả năng chịu nhiệt cao. Đặc biệt, vỏ còn có khả năng chống tia cực tím tạo để bảo vệ tháp khỏi những ăn mòn hoá học.
- Cánh quạt: Cánh của tháp giải nhiệt có khả năng tự điều chỉnh tốc độ quạt theo nhu cầu sử dụng. Vì chất liệu của cánh được làm bởi hợp kim nhôm nên nhẹ, dễ quay và tạo ra lực gió mạnh.
- Tấm làm mát: Tấm làm mát được thiết kế dạng sóng đặc biệt làm giảm trở kháng và dễ tách nước giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng. Ngoài ra, tấm còn được làm bằng nhựa PVC cao cấp để đạt độ bền cao.
- Động cơ: Cấu tạo động cơ theo dạng bánh răng giúp các răng khi quay khớp nhau nên làm cho tháp giải nhiệt dễ vận hành và bảo dưỡng. Đồng thời, động cơ còn có hiệu suất chống thấm nước cao.
- Hệ thống phân phối nước: Bao gồm vòi phun và ống phân phối nước với thiết kế vòi xoay theo chiều kim đồng hồ. Từ đó, hệ thống giúp tạo lực đẩy nước hiệu quả trong vòng khoảng 2 – 23 vòng/phút.
- Thiết bị giảm tiếng ồn: Hạn chế tiếng ồn trong quá trình hoạt động của tháp giải nhiệt.
- Két nước lạnh: Được đặt dưới đáy tháp để chứa nước đã được làm lạnh giúp cung cấp nước làm lạnh cho quá trình làm mát.
Ngoài những thành phần ảnh hưởng quan trọng đến quá trình giải nhiệt của tháp còn các thiết bị phụ khác đi kèm theo như cửa sổ, van phao, ống xả tràn,…
Phân loại
Tháp giải nhiệt thường được phân loại thành 3 loại như sau:
Tháp giải nhiệt không tuần hoàn
Loại tháp giải nhiệt này sử dụng nguồn nước nhiệt độ thấp từ các nguồn có trữ lượng dồi dào và chi phí rẻ như sông, suối. Tuy nhiên, loại nước này thường phải được xử lý để ngăn chặn sự hình thành của cặn và chống vi sinh vật gây hại.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát máy móc và thiết bị công nghiệp. Điều đặc biệt ở loại tháp này là luôn có một lượng nước duy trì cố định trong đường ống của tháp.
Vòng tuần hoàn kín giúp giữ nước trong ống không mất đi đồng thời đảm bảo rằng hệ thống hoạt động luôn có đủ nước. Bên cạnh đó hệ thống của tháp còn giúp giữa áp lực nước ở mức tối thiểu và loại bỏ các khí dư thừa qua thiết bị thông khí tự động
Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở
Đây loại tháp giải nhiệt được phổ biến nhất trong ngành công nghiệp hiện nay. Trong quá trình tuần hoàn, nước luôn bị hao hụt bởi quá trình bay hơi nên nước được cấp bù liên tục để duy trì lượng nước trong hệ thống.
Vì tháp giải nhiệt tuần hoàn mở nên không khí dễ xâm nhập. Do đó, nước trong tháp dễ hấp thụ khí Oxy và các chất bụi bẩn. Từ đó, nước trong tháp xảy ra các hiện tượng hoá học, ăn mòn và tắc nghẽn dòng chảy do bụi bẩn.
Công dụng của tháp giải nhiệt trong hệ thống xử lý nước thải
Tháp giải nhiệt được ứng dụng trong việc xử lý hệ thống nước thải với nhiều công dụng như:
- Tháp giải nhiệt làm mát nhanh đối với các loại nước thải có nhiệt độ cao vì quá trình đẩy nhiệt lượng khi trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng.
- Tháp giải nhiệt giúp tăng độ bền cho thiết bị máy móc nhờ việc cung cấp dòng nước lạnh liên tục làm mát máy móc. Việc làm mát này giúp ngăn chặn nhiệt độ cao của máy trong quá trình hoạt động. Từ đó, giúp tăng tuổi thọ và giảm hỏng hóc cho các máy móc, thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải.
Những hệ thống xử lý nước thải nào thường có tháp giải nhiệt?
Tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống xử lý nước thải như:
- Nhà máy lọc dầu và hóa dầu: Trong quá trình sản xuất và chế biến dầu, tháp giải nhiệt được sử dụng để làm mát nước thải và kiểm soát nhiệt độ của quá trình xử lý.
- Nhà máy hóa chất: Các quy trình sản xuất hóa chất thường tạo ra nhiệt độ cao. Tháp giải nhiệt giúp làm mát nước thải và giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Nhiệt điện: Trong các nhà máy nhiệt điện, tháp giải nhiệt giúp làm mát nước thải từ các quá trình tạo điện.
- Ngành công nghiệp dệt nhuộm, thuộc da, giấy và nhựa: Tháp giải nhiệt chủ yếu được sử dụng để làm nguội nước thải. Điều này giúp giảm nhiệt độ của nước thải trước khi nó được xả ra môi trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tháp giải nhiệt và các công dụng của tháp trong hệ thống xử lý nước thải. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của tháp giải nhiệt. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bạn vui lòng liên hệ với Biogency qua số hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh