Quá trình chế biến mủ cao su xả thải các hoạt chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Vậy trong quá trình vận hành khởi động bể sinh học tỏng hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý gì? Các chỉ tiêu ô nhiễm nào cần quan tâm và phân tích đo đạc thường xuyên?
Xử lý nước thải chế biến mủ cao su đạt quy chuẩn xả thải (QCVN 01-MT:2015/BTNMT) trước khi xả thải. Đây là điều bắt buộc đối với các nhà máy để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Chuẩn bị đưa hệ thống xử lý nước thải vào làm việc:
- Trước khi khởi động hệ thống xử lý nước thải, cần đọc kỹ Tài liệu hướng dẫn vận hành. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vận hành hệ thống. Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm ra vào khu vực lắp đặt hệ thống.
- Kiểm tra bồn chứa hóa chất để phát hiện rò rỉ.
- Kiểm tra lượng hóa chất đủ dùng trong ngày, chuẩn bị bổ sung khi hoá chất còn ít.
- Kiểm tra các van và đường ống để phát hiện rò rỉ.
- Kiểm tra tủ điện điều khiển.
Khởi động bể sinh học, đưa hệ thống xử lý nước thải vào làm việc:
Trong khi khởi động bể sinh học của hệ thống xử lý nước thải cao su. Nuôi cấy vi sinh là giai đoạn chúng ta cần lưu ý và cần nhiều kinh nghiệm nhất. Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của vi sinh vật là yếu tố quyết định thành công của hệ thống xử lý nước thải sinh học.
Quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có nhiều phương pháp khác nhau. Như hoạt hóa hệ vi sinh vật bằng bùn hoạt tính và nuôi vi sinh vật bằng men vi sinh. MicrobeLift là sản phẩm có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc khởi tạo vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Hiện sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, và lưu hành tại Việt Nam 10 năm.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh