Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam năm 2024 đã trở thành vấn đề nan giải đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Các nguồn ô nhiễm từ công nghiệp, giao thông và sinh hoạt đô thị không ngừng gia tăng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống của người dân. Cùng Biogency tìm hiểu về thực trạng này qua bài viết bên dưới nhé!
Các nội dung chính
Thực trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Việt Nam trong năm 2024
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc gia tăng dân số và đô thị hóa mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của công nghiệp đã làm cho tình trạng này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Sau đây là một số thực trạng của môi trường Việt Nam hiện nay.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
Tại Việt Nam, trong năm 2024, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đô thị đang ở mức báo động. Hiện nay, con số ghi nhận chỉ có 53% dân số đô thị được tiếp cận với nguồn nước sạch, trong khi phần lớn nguồn nước cung cấp cho đô thị là từ nguồn nước mặt (70%) và nguồn nước ngầm (50%).
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước là việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Điều này không chỉ gây ra tình trạng sụt lún đất mà còn khiến nguồn nước ngầm dần bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. Đặc biệt, việc khai thác nước ngầm quá mức còn dẫn đến hiện tượng mặn hóa ở các khu vực ven biển.
Bên cạnh đó, công nghệ xử lý nước ở nhiều nhà máy còn lạc hậu, không đảm bảo chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh. Đồng thời, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cũng chưa đạt yêu cầu tối thiểu. Do đó, tình trạng bùn đọng nghiêm trọng do hệ thống cống rãnh không đáp ứng đủ đã làm giảm khả năng thoát nước. Điều này gây ra hiện tượng ngập úng trầm trọng trong mùa mưa và khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Ngoài ra, môi trường nước mặt ở các đô thị đã trở thành điểm tiếp nhận các nguồn nước chưa qua xử lý. Nồng độ các chất ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học, nitrit, nitrat thường cao gấp 2 đến 15 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, các kim loại nặng và hóa chất độc hại khác như thuỷ ngân, Asen, Clo và Phenol cũng được phát hiện ở mức độ cao.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam trong năm 2024 đã đạt mức độ nguy hiểm, đặc biệt là tại các khu đô thị lớn. Đáng chú ý, nồng độ bụi trung bình trong không khí của các thành phố đã ở mức từ 0,4 đến 0,5 mg/m^3.
Với các khu dân cư lân cận nhà máy, xí nghiệp hay gần các tuyến đường giao thông chính, nồng độ bụi được ghi nhận vượt từ 1,5 đến 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm này đến từ các hoạt động vận tải giao thông, công trình xây dựng và sửa chữa nhà cửa, quá trình sản xuất tại các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, nồng độ khí SO2, CO2 và NO2 thường xuyên vượt mức cho phép, đặc biệt là ở các khu vực gần khu công nghiệp và tại các điểm giao thông trọng điểm. Sự gia tăng của các chất ô nhiễm này sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, bệnh tim mạch.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống và phát triển của các loài động thực vật. Thực trạng này khiến cho tỷ lệ sinh sản giảm, số lượng con non chết tăng cao. Cụ thể, nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên cho thấy tỷ lệ sinh sản của các loài động vật như hươu, nai và chim giảm rõ rệt. Điều này được cho là do các chất ô nhiễm trong không khí làm suy yếu hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của động vật, dẫn đến khả năng sinh sản kém hơn.
Làm thế nào để giảm ô nhiễm môi trường?
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và mỗi cá nhân cần chung tay thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước và không khí. Dưới đây là các phương pháp có thể cải thiện tình hình này:
- Hoàn thiện các quy chuẩn pháp luật và tăng cường xử phạt: Chính phủ cần tiếp tục cập nhật và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Đồng thời, nhà nước cũng phải áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn để đảm bảo các cá nhân và tổ chức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường.
- Nâng cao tiêu chuẩn quản lý môi trường tại nhà máy, khu công nghiệp: Các doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng một cách đồng bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường. Đồng thời, nhiều đơn vị cũng phải đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe về xả thải.
- Chính sách thuế và hỗ trợ công nghệ xanh: Nhà nước cần bổ sung các chính sách thuế và quỹ môi trường để khuyến khích các đơn vị sử dụng công nghệ sạch, ít chất thải. Ngoài ra, chính phủ có thể cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải tiên tiến.
- Phát động các phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng: Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ các phong trào trồng cây, vệ sinh sạch đẹp tại các phường, khu phố. Đồng thời, trường học cũng cần giáo dục về bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Giảm sử dụng hóa chất trong sinh hoạt: Mỗi cá nhân hãy hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất tẩy rửa trong xử lý tắc nghẽn hệ thống cống rãnh. Thay vào đó, bạn có thể dùng các phương pháp thân thiện với môi trường như vi sinh vật phân hủy.
- Cân bằng sự phát triển giữa các đô thị lớn và nhỏ: Chính phủ cần thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội đồng đều giữa các vùng. Từ đó, phương pháp này có thể hạn chế dòng người di cư đổ về các thành phố lớn và giảm áp lực lên hạ tầng, môi trường đô thị.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trong năm 2024. Để giải quyết tình trạng này, mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và chịu trách nhiệm về hành động của mình đối với môi trường. Biogency hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sống. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này thì hãy liên hệ Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn ngay nhé!
>>> Xem thêm: Suy thoái môi trường là gì? Kiến thức cần biết
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh