Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng đang ngày càng phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Với hương vị tuyệt vời, chất lượng cao và giá trị dinh dưỡng đáng kinh ngạc, loại tôm này đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng khắp thế giới. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về xu hướng này nhé!
Các nội dung chính
Xu hướng tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Trong những năm gần đây, nhìn chung, vấn đề tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là tại thị trường châu Á (Trung Quốc) và châu Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu tôm luôn dẫn đầu trên thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và đa dạng hóa thị trường trong tương lai của ngành nuôi tôm mang lại.
Tại thị trường Châu Âu
Thị trường tôm châu Âu đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp tôm toàn cầu, chiếm khoảng 11% thị phần. Trong đó, khoảng 30% lượng tôm tiêu thụ tại châu Âu được sản xuất trong nước, trong khi 70% còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra sự gián đoạn trong luồng thương mại, dẫn đến giảm lượng nhập khẩu tôm tại các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu này đã phục hồi ổn định trong năm 2021 và 2022.
Trong năm 2022, do nhu cầu thị trường giảm và lượng tồn kho tăng lên, nguồn cung tôm ra thị trường châu Âu dự kiến sẽ giảm 10%, chỉ còn khoảng dưới 450.000 tấn tôm sống (LSE). Tuy vậy, với tiềm năng phát triển của thị trường châu Âu và sự ưa chuộng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với tôm thẻ chân trắng, các nước vẫn có thể tận dụng cơ hội để mở rộng xuất khẩu.
Sản phẩm tôm thẻ chân trắng không chỉ nổi tiếng với chất lượng cao mà còn có giá cả cạnh tranh. Loại tôm này đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm và chuẩn môi trường của thị trường châu Âu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các nước tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu tôm thẻ chân trắng và mở rộng thị trường tại châu Âu.
Tại thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng đối với tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của thế giới. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường này đã tăng cao trong những tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc đã tăng mạnh việc nhập khẩu tôm trong tháng 1 để đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Trong thời gian này, lượng nhập khẩu tôm từ Ecuador đã giảm, trong khi nhập khẩu tôm từ Việt Nam tăng mạnh.
Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, trong tháng 2 lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng 22% về khối lượng và 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi lượng tôm nhập khẩu từ Ecuador đã giảm 24% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ. Mặc dù tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá cả với các nguồn cung khác, nhiều nhà mua hàng tại Trung Quốc đã đánh giá cao chất lượng tôm Việt Nam hơn so với Ecuador và Ấn Độ.
Đặc biệt, trong năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn tôm. Điều này đã cho thấy sức chứa vô cùng lớn của thị trường này. Phần lớn, tôm nhập khẩu tại đây được sử dụng để chế biến, tiêu thụ trong nước và gần như không xuất khẩu.
Tiềm năng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu tôm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên toàn cầu. Sản phẩm tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã được công nhận trên thị trường quốc tế với chất lượng cao, an toàn và đảm bảo môi trường.
Một trong những lợi thế quan trọng của Việt Nam là nguồn lực tự nhiên dồi dào với khí hậu ấm áp kết hợp cùng hệ thống ao nuôi và đồng bằng lớn. Điều này mang đến một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, cả nước có hơn 370 cơ sở chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu, với công suất trên 1,7 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ trong công nghệ nuôi tôm và quản lý chất lượng. Các nhà sản xuất và nông dân đã áp dụng các phương pháp nuôi trồng bền vững. Điều này nhằm đảm bảo sự bền vững của nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam mở rộng tới khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 5 thị trường chính là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm thẻ chân trắng hàng đứng thứ hai trên thế giới, chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu.
Hiện nay, xu hướng tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới tiếp tục tăng, tiềm năng xuất khẩu của ngành công nghiệp tôm Việt Nam đang đứng trước một tương lai sáng lạng. Đây là những yếu tố quan trọng để Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong ngành xuất khẩu tôm trên thế giới. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm bất kỳ thông tin nào về vấn đề nuôi và xuất khẩu tôm, hãy liên hệ ngay với Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!
>>> Xem thêm: 4 giống tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều hiện nay
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh