Cũng giống như bất kỳ sinh vật nào, vi khuẩn cần sinh sản để tiếp tục giống loài, sinh tồn. Vậy sinh sản của vi khuẩn diễn ra như thế nào? Bài viết này cùng tìm hiểu về 3 hình thức sinh sản của vi khuẩn.
Các nội dung chính
Vi khuẩn là gì?
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, kích thước nhỏ bé, đa dạng hình dáng (hình cầu, que, xoắn ốc, dấu phẩy,…), chủng loại (ước tính có hàng triệu vi khuẩn khác nhau). Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới như đất, đá, đại dương và thậm chí cả tuyết ở Bắc Cực. Một số sống trong hoặc trên các sinh vật khác, bao gồm thực vật, động vật và cả con người (da, đường thở, đường miệng, hệ tiêu hoá, sinh sản, tiết niệu).
Vi khuẩn bao gồm những loài có hại và không gây hại (chiếm đa số), thậm chí có lợi. Ví dụ vi khuẩn đường ruột giúp hấp thụ dinh dưỡng, phân huỷ thức ăn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
>>> Xem thêm: Vi khuẩn kỵ khí là gì? Khi nào cần sử dụng vi khuẩn kỵ khí trong xử lý nước thải?
3 hình thức sinh sản của vi khuẩn
Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính, không sinh sản hữu tính. Trong đó hình thức phổ biến nhất là chia đôi hay còn gọi là trực phân. Ngoài ra trong một số trường hợp chúng có thể sinh sản bằng hình thức nảy chồi hay hình thành bào tử. Cụ thể về 3 hình thức sinh sản của vi khuẩn như sau:
Sinh sản phân đôi (trực phân)
Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi (trực phân), tức từ một tế bào đơn lẻ sẽ phân chia thành 2 tế bào con giống nhau. Phân hạch nhị phân bắt đầu khi DNA của vi khuẩn phân chia thành hai (bản sao). Sau đó, tế bào vi khuẩn kéo dài ra và phân chia thành hai tế bào con, mỗi tế bào có DNA giống hệt tế bào mẹ. Mỗi tế bào con là một bản sao của tế bào mẹ.
Tốc độ phân đôi sẽ tuỳ theo từng loài, chẳng hạn có vi khuẩn nhân đôi chậm là 18h/lần, vi khuẩn nhân đôi tốc độ trung bình là 20-30 phút/lần, nhanh hơn là 5-7 phút/lần. Ví dụ, vi khuẩn Escherichia coli cứ 20 phút sẽ phân chia 1 lần. Chỉ trong bảy giờ, một con vi khuẩn này có thể tạo ra 2.097.152 vi khuẩn. Sau một giờ nữa, số lượng vi khuẩn sẽ tăng lên con số khổng lồ là 16.777.216.
Nảy chồi
Ở hình thức này, vi khuẩn tạo ra một phần nhô ra hoặc chồi nhỏ do sự phân chia tế bào tại một vị trí. Những chồi này phát triển thành những cá thể nhỏ và nhân cũng trải qua quá trình phân chia cùng một lúc. Chồi được đưa vào bởi một nhân với một số tế bào chất. Khi chồi đạt đến độ trưởng thành hoàn toàn, một bức tường ngăn cách nó với tế bào bố mẹ, từ đó chồi được tách ra khỏi tế bào mẹ. Vi khuẩn đại diện cho hình thức sinh sản này có thể kể đến là Rhodomicrobium vannielii.
>>> Xem thêm: Vi khuẩn hiếu khí là gì? Khi nào cần sử dụng vi khuẩn hiếu khí trong xử lý nước thải?
Hình thành bào tử
Đây là hình thức sinh sản trong điều kiện căng thẳng như cạn kiệt dinh dưỡng, khô hạn hoặc chống lại nhiệt, bức xạ tia cực tím và chất khử trùng.
Nội bào tử trong tế bào vi khuẩn chứa một Protoplast trung tâm và một lõi bao gồm DNA, Ribosome, Enzyme và t-RNA, mọi thứ cần thiết cho sự hình thành một tế bào mới, duy trì sự sống. Chỉ có một nội bào tử được hình thành trong một tế bào vi khuẩn và khi nảy mầm, nó sẽ hình thành một tế bào vi khuẩn mới. Các bào tử có thể tồn tại qua các môi trường khắc nghiệt như tia cực tím (UV) và bức xạ gamma, khô hạn, bỏ đói, tiếp xúc với hóa chất và nhiệt độ cực cao. Điều này khiến chúng khó có thể bị tiêu diệt.
Ngoài ra, một số vi khuẩn tạo ra nội bào tử, trong khi những vi khuẩn khác tạo ra ngoại bào tử. Chúng được gọi là u nang. Clostridium là một ví dụ về vi khuẩn hình thành nội bào tử. Có khoảng 100 loài Clostridium, trong số đó có vi khuẩn gây ngộ độc thịt, ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng và các vấn đề về đường ruột khác, thậm chí tử vong.
Như vậy trên đây là những tóm tắt cơ bản về 3 hình thức sinh sản của vi khuẩn. Thế giới vi khuẩn vô cùng đa dạng, các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme, đồng thời ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc giả quan tâm.
>>> Xem thêm: Vi khuẩn phản Nitrat hóa và vai trò xử lý Nitơ trong nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh