Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?

Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?

Sử dụng kháng sinh thường xuyên, kéo dài bà con cần tiến hành giải độc thuốc kháng sinh cho tôm nhằm tránh tôm rớt đáy, ăn yếu, chậm lớn. Quan trọng hơn, tôm tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường, là nguyên nhân “kìm chân” con tôm Việt trên thị trường quốc tế.

Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?

Sau mỗi liệu trình điều trị bệnh bằng kháng sinh (chẳng hạn sau khi dùng kháng sinh liên tục 3 ngày) bà con cần ngưng thuốc, tập trung tiến hành giải độc thuốc kháng sinh cho tôm, đồng thời phục hồi chức năng gan tụy cho tôm.

Bởi cũng giống như các chất chuyển hóa không được bài tiết, kháng sinh có thể tồn tại trong suốt vòng đời của tôm, một khi tôm nhiễm dư lượng kháng sinh cao nguy cơ cao sẽ gây ra các hiện tượng như tôm lột vỏ không cứng hoặc rớt đáy với số lượng lớn, tôm ăn yếu, bơi lờ đờ, rối loạn chức năng hoạt động của gan tụy… chậm lớn, giảm khả năng cạnh tranh, gây thiệt hại không nhỏ cho vụ nuôi.

Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?
Giải độc thuốc kháng sinh cho tôm cần áp dụng sau liệu trình điều trị bằng kháng sinh.

Một điều bà con cần chú ý, tình trạng tôm nhiễm dư lượng kháng sinh có thể bị nhầm lẫn với tình trạng tôm nhiễm khí độc, bởi các triệu chứng khá giống nhau. Do đó, để điều trị đúng bệnh bà con cần tiến hành test khí độc xác định chính xác nguyên nhân là do dư lượng kháng sinh hay do nhiễm khí độc, từ đó áp dụng đúng phương án điều trị.

Cách giải độc thuốc kháng sinh cho tôm hiệu quả

Để giải độc thuốc kháng sinh cho tôm cũng như chủ động phục hồi chức năng gan tụy tôm, bà con sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng có chứa chất hỗ trợ gan, bởi gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất, độc tố do nấm mốc và kháng sinh gây ra khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên tôm. Tại gan, những chất độc này được chuyển hóa thành những chất không độc, trước khi loại thải ra khỏi cơ thể, bằng một loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp.

Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?
Giải độc kháng sinh kết hợp hồi phục chức năng gan tụy tôm.

Các chất hỗ trợ gan được sử dụng phổ biến cho tôm như Sorbitol, Inositol, Choline và Methionine. Sự hiện diện của Sorbitol, Inositol, Choline và Methionine trong chế phẩm nhằm tăng cường chức năng gan, hỗ trợ gan loại thải hiệu quả chất độc ra khỏi cơ thể của tôm và duy trì các hoạt động ở mức bình thường, giúp tôm nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh, duy trì tình trạng sức khỏe tốt, ít bệnh.

Sau khi sử dụng các chất trên bà con nên bổ sung, sử dụng kèm theo những như Beta glucan, Premix, men tiêu hoá… giúp hỗ trợ, tôm phục hồi chức năng gan.

Sử dụng kháng sinh đúng cách, giảm thiểu dư lượng kháng sinh trong nuôi tôm

Đứng trước áp lực về thời tiết thất thường, môi trường ao biến động liên tục, hầu hết các mô hình nuôi tôm mật độ cao hiện nay đều sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh để điều trị các triệu chứng bệnh tôm gần giống nhau khi chưa rõ nguyên nhân, sử dụng kháng sinh bừa bãi ngay cả khi không có đầy đủ thông tin về các chủng vi khuẩn gây bệnh dẫn đến tình trạng tôm bị nhiễm dư lượng kháng sinh.

Theo các báo báo thì tình trạng tồn dư kháng sinh trong nuôi tôm ở nước ta gần đây có xu hướng tăng cao, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2023 tỷ lệ dư lượng hóa chất, kháng sinh đã xấp xỉ bằng năm 2022.

Khi tôm tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đối với các hộ nuôi tôm sẽ bị thương lái ép giá, nhìn xa hơn, con tôm Việt sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy cần thắt chặt hơn trong việc giám sát sử dụng kháng sinh, phổ biến bà con sử dụng kháng sinh đúng cách, tránh lạm dụng.

Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?
Biểu đồ giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm.

Sử dụng đúng thuốc, đúng mục đích, dùng đúng liều lượng

Để điều trị bằng kháng sinh an toàn, đạt hiệu quả, bà con cần tìm hiểu các loại kháng sinh, xác định loại kháng sinh đúng chủng gây bệnh, sử dụng đúng liều lượng, tuân thủ thời gian ngưng thuốc và tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh trong danh sách cấm.

Khi kết hợp 2, thậm chí 3 loại kháng sinh để điều trị bệnh bà con cần nắm rõ cơ chế phối hợp, nắm rõ các yếu tố như hoạt tính dược lực, chỉ định, đặc biệt là tương tác thuốc giữa các nhóm kháng sinh, đề kháng kháng sinh, thu hẹp phổ kháng khuẩn. Nếu không sẽ khiến cho việc điều trị không những không hiệu quả mà còn tác động tiêu cực đến tôm, ảnh hưởng tỷ lệ sống.

Giữ môi trường ao ổn định với men vi sinh

Môi trường nước ao là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nuôi tôm, khi duy trì được chất lượng nước ao tốt, tôm có điều kiện phát triển khoẻ mạnh. Trong đó sử dụng men vi sinh được đánh giá là hướng đi bền vững trong nuôi tôm, giúp con tôm ít bị phụ thuộc vào kháng sinh, từ đó khắc phục tình trạng tồn dư, từng bước nâng cao giá trị con tôm Việt.

Khi nào cần giải độc thuốc kháng sinh cho tôm?
Kiểm soát môi trường nước để nuôi tôm hiệu quả.

Bà con chủ động kiểm soát các thông số ao tôm, vệ sinh đáy ao thường xuyên, tăng cường quạt nước, oxy sủi, cung cấp đủ oxy để tôm hoạt động, phát triển. Nên dùng thường xuyên chế phẩm sinh học và xử lý nguồn nước, đáy ao. Bà con tham khảo các sản phẩm men vi sinh được ưa chuộng hiện nay từ thương hiệu Microbe-Lift do Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ sản xuất.

Để được giải đáp thêm các thông tin về giải độc thuốc kháng sinh cho tôm cũng như cách sử dụng chế phẩm sinh học hiệu quả trong nuôi tôm bà con liên hệ Hotline 0909 538 514, đội ngũ kỹ thuật viên Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con.

>>> Xem thêm: Vi sinh cho tôm được quan tâm nhiều nhất hiện nay!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký