Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp

Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp

Trong quản lý nước thải công nghiệp, các doanh nghiệp phải quan tâm đến những chỉ tiêu cần  xử lý để đảm bảo môi trường nước sạch và an toàn. Việc xác định và kiểm soát chặt chẽ các chỉ số này không chỉ tuân thủ các quy định pháp lý mà còn góp phần vào việc bảo vệ nguồn nước trong tương lai. Cùng Biogency tìm hiểu về những chỉ tiêu này qua bài viết bên dưới nhé!

BOD

BOD (Biological Oxygen Demand) là chỉ số quan trọng dùng để đánh giá chất lượng nước, đặc biệt là trong việc quản lý và xử lý nước thải. BOD không chỉ phản ánh lượng oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nước mà còn cho biết mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Dưới đây là nồng độ BOD tối đa cho một số loại nước thải:

  • Nước thải sinh hoạt: từ 100-200 mg/l.
  • Nước thải chế biến thủy sản: 2000-5000 mg/l.
  • Nước thải sản xuất bia: 800-2000 mg/l.
  • Nước thải nhà máy giấy: 2000-3000 mg/l.
  • Nước thải dệt nhuộm: 500-3000 mg/l.
Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
BOD là chỉ số quan trọng dùng để đánh giá chất lượng nước.

COD

COD (Chemical Oxygen Demand) là chỉ số đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước, bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. COD cao trong nước cho biết nguồn nước đó chứa nhiều chất ô nhiễm. Điều này có thể gây hại cho sinh vật trong nước và cả hệ sinh thái nước. Tại Việt Nam, theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, nồng độ COD trong nước thải công nghiệp được giới hạn ở mức tối đa là 75 – 150 mg/l.

Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
COD là chỉ số đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.

TSS (chất rắn lơ lửng)

Chỉ tiêu TSS (Total Suspended Solids) dùng để đo lượng chất rắn lơ lửng trong nước, bao gồm các hạt hữu cơ, cát, đất sét, phù sa, vi khuẩn, tảo và phần tử thực vật nhỏ có kích thước từ 2 micron trở lên. Những hạt này thường không tan trong nước mà tồn tại dưới dạng tạp chất lơ lửng nên có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường.

Để đảm bảo rằng nước thải không gây hại cho môi trường nước và các sinh vật sống trong đó, nồng độ TSS cần được kiểm soát chặt chẽ. Theo các tiêu chuẩn thường gặp, nồng độ TSS cho phép trong nước thải công nghiệp tối đa là 100 mg/l.

Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Chỉ tiêu TSS dùng để đo lượng chất rắn lơ lửng trong nước.

Kim loại nặng (Asen, thủy ngân, chì, Cadimi, Crom, Đồng, Kẽm…)

Kim loại nặng là các nguyên tố có khối lượng riêng cao, thường lớn hơn 5g/cm và biểu hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Những kim loại này nếu tích tụ quá nhiều trong nước sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Dưới đây là tiêu chuẩn tối đa cho một số kim loại nặng trong nước thải:

  • Asen (As): 0,1 mg/l.
  • Thủy ngân (Hg): 0,01 mg/l.
  • Chì (Pb): 0,5 mg/l.
  • Cadimi (Cd): 0,1 mg/l.
  • Crom VI (Cr VI): 0,1 mg/l.
  • Crom III (Cr III): 1 mg/l.
  • Đồng (Cu): 2 mg/l.
  • Kẽm (Zn): 3 mg/l.
Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Kim loại nặng là các nguyên tố có khối lượng riêng cao.

Amoni (tính theo N), Tổng Nitơ

Hàm lượng cao của Nitơ và Amoniac trong nước thải hiện nay đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư và đô thị. Trong nước thải, Nitơ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau bao gồm Nitơ hữu cơ (N-HC), Nitơ amoniac (N-NH3), Nitơ Nitrit (N-NO2-) và Nitơ nitrat (N-NO3-).

Đối với Amonia, hàm lượng tính theo Nitơ (N-NH3) trong nước thải thường được giới hạn từ 5 đến 10 mg/l. Việc duy trì hàm lượng Amoniac trong khoảng này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho các hệ sinh thái nước và tuân thủ các quy định môi trường. Ngoài ra, tổng Nitơ cho phép trong nước thải công nghiệp tối đa 20 – 40mg/l.

Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Hàm lượng cao của Nitơ và Amoniac trong nước thải.

Tổng phốt pho (tính theo P)

Trong nước thải, phốt pho thường xuất hiện dưới dạng phosphat và nguồn gốc chủ yếu là từ các chất tẩy rửa, các hoạt động của nhà máy. Mức độ cao của phốt pho trong nước có thể dẫn đến sự bùng nổ của tảo, làm cản trở ánh sáng mặt trời và gây ra hiện tượng thiếu oxy hòa tan. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến đời sống thủy sinh mà còn có thể dẫn đến cái chết hàng loạt của động vật và vi sinh vật trong nước.

Do tác động tiêu cực này, các tiêu chuẩn xả thải cho phốt pho đang ngày càng được siết chặt. Theo tiêu chuẩn hiện hành, nồng độ phốt pho cho phép tối đa 4 mg/l đến 6 mg/l cho nguồn nước thải công nghiệp.

Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Trong nước thải, phốt pho thường xuất hiện dưới dạng phosphat.

Coliform

Chỉ tiêu Coliform là một trong những yếu tố quan trọng được theo dõi trong quá trình quan trắc chất lượng nước thải, nước mặt và nước sạch. Coliform là nhóm vi khuẩn gram âm, hình que, kỵ khí tùy điều kiện và không tạo bào tử, thường xuất hiện trong môi trường nước và đất.

Việc xác định nồng độ Coliform trong nước giúp đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học và tiềm ẩn nguy cơ về mặt vệ sinh, sức khỏe cộng đồng. Theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 40:2011/BTNMT) áp dụng cho nước thải công nghiệp, tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng Coliform là là 3000 mg/l đối với nước thải loại A và 5000 mg/l đối với nước thải loại B.

Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Chỉ tiêu Coliform là một trong những yếu tố quan trọng.

Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Florua…

Trong nước thải công nghiệp, các chỉ tiêu như tổng phenol, tổng dầu mỡ khoáng, sunfua, và florua đều là những thành phần quan trọng cần được kiểm soát. Đây là các chất ô nhiễm từ ngành hóa chất, luyện cốc, chế biến thực phẩm và sẽ gây hại cho con người nếu có nồng độ cao. Dưới đây là tiêu chuẩn tối đa trong nước thải:

  • Sunfua: 0,2 – 0,5 mg/l.
  • Florua: 5 – 10 mg/l.
  • Tổng phenol: 0,1 – 0,5 mg/l.
  • Tổng dầu mỡ khoáng: 5 – 10 mg/l.
Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Florua ảnh hưởng đến nước.

Sử dụng vi sinh để xử lý BOD, COD, TSS, Amoni, Nitrat trong nước thải công nghiệp hiệu quả

Hiện nay, việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải công nghiệp đang ngày càng phổ biến. Hai sản phẩm đang được ưa chuộng nhất là Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Xử lý BOD, COD, TSS, Nitrat với vi sinh Microbe-Lift IND

Microbe-Lift IND là loại men vi sinh hiếu khí được thiết kế đặc biệt để cải thiện quá trình xử lý nước thải. Men này có khả năng làm giảm đáng kể các chỉ số ô nhiễm như BOD, COD và TSS trong các bể xử lý hiếu khí. Một số ưu điểm của Microbe-Lift IND là:

  • Sử dụng Microbe-Lift IND giảm thiểu tình trạng chết vi sinh do áp lực từ lượng nước thải đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
  • Microbe-Lift IND giúp giảm mùi hôi và tiết kiệm thời gian ủ lên đến 30%.
Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Microbe-Lift IND là loại men vi sinh hiếu khí xử lý BOD, COD, TSS và khử Nitrat.

Xử lý Amoni với vi sinh Microbe-Lift N1

Vi sinh Microbe-Lift N1 là giải pháp sinh học hiệu quả trong xử lý nước thải vượt ngưỡng chỉ tiêu về Nitơ và Amonia. Sản phẩm bao gồm hai chủng vi sinh vật chuyên biệt và có thể chịu được tải lượng Amonia cao tới 1.500 mg/l. Một số ưu điểm nổi bật của Microbe-Lift N1 là:

  • Sản phẩm có thể được áp dụng cho nhiều loại hình nước thải có nồng độ Nitơ và Amonia cao.
  • Microbe-Lift N1 giúp xử lý diễn ra một cách ổn định và nhanh chóng.
  • Ngoài ra, khi kết hợp với Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1 cũng góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình khử Nitrat. Qua đó, sản phẩm giúp giảm tổng lượng Nitơ, Amonia, Nitrit và Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải.
Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Vi sinh Microbe-Lift N1 là giải pháp sinh học xử lý Nitơ, Amonia hiệu quả.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về các chỉ tiêu xử lý nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn tối đa. Biogency hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy tắc xử lý nguồn nước trong sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này thì hãy liên hệ Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn ngay nhé!

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký