xu ly nuoc thai cong nghiep 1

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

Sản xuất công nghiệp mang đến những đóng góp tích cực cho ngành kinh tế chung của cả nước, bên cạnh đó cũng để lại những hệ luỵ rất nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Vấn đề xử lý nước thải công nghiệp đang còn rất nhiều bất cập và mang đến những mối lo ngại cho cả xã hội. Vậy thế nào là công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả? hãy cùng Biogency trả lời câu hỏi này nhé!

Có gì trong nguồn nước thải công nghiệp?

xu ly nuoc thai cong nghiep 2

Nước thải công nghiệp được chia làm 2 loại: 

Nước thải sinh hoạt

đến từ các khu vực vệ sinh nhân viên, nhà bếp, khu văn phòng,…là nguồn nước thải trực tiếp từ cán bộ công nhân viên trong khu công nghiệp. Nguồn nước thải sinh hoạt thường chứa các chất như: vi khuẩn,  vi sinh vật, BOD5, COD, hóa chất tẩy rửa,… Đây là các hoạt chất vô cùng độc hại gây ra các bệnh như: virus, giun sán hay các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. 

Nước thải đi ra từ quá trình sản xuất công nghiệp

Mỗi ngành sản xuất sẽ có các thành phần mang đặc trưng riêng biệt: 

  • Ngành chế biến thuỷ sản: chứa nhiều thành phần như hữu cơ, chất béo, protein, cặn bã, dầu mỡ, TSS,…  hay các phụ liệu: phẩm màu, chất tẩy rửa,…
  • Ngành công nghiệp dệt nhuộm: BOD, COD,TSS,  Photpho, kim loại nặng, AOX, Sunfua,…
  • Ngành công nghiệp chế biến cao su: có hàm lượng chất hữu cơ rất cao như protein hòa tan, COD, BOD, SS. Ngoài ra còn axit fomic (đánh đông mủ) và N-NH3 ( kháng đông mủ).
  • Ngành công nghiệp thực phẩm: chất rắn lơ lửng, hormone tăng trưởng, BOD, màu vật chất, axit hoặc kiềm, thuốc trừ sâu độc hại,…
  • Ngành y tế: yếu tố ô nhiễm thông thường từ chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, chất bẩn khoáng, phế phẩm thuốc, chất khử trùng, dung môi hóa học,…
  • Ngành công nghiệp giấy: BOD, COD, TSS, furan, dioxin, chloroform, phenol và các chất rắn lơ lửng. 

=> Các cơ quan liên ngành cần tìm ra phương hướng, giải pháp để xử lý nước thải công nghiệp một cách triệt để. Đây là việc làm vô cùng quan trọng – cấp thiết nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho môi trường sống của cộng đồng.

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

xu ly nuoc thai cong nghiep 3

Với mỗi ngành công nghiệp khác nhau sẽ có hệ thống xử lý khác nhau, sau đây sơ đồ công nghệ xử nước thải vô cùng hiệu quả, đã và đang được ứng dụng phổ biến trong các ngành nghiệp hiện nay:  

sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đạt chuẩn
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đạt chuẩn

Thuyết minh công nghệ: 

Song chắn rác thô: Nước thải công nghiệp bắt đầu qua song chắn rác, với thiết bị cào tự động phần rác thô sẽ được đưa trực tiếp vào bể thu gom. Tại các thiết bị đo nồng độ pH, SS của nước thải được hỗ trợ lắp đặt. Đây được xem là khâu xử lý quan trọng quyết định đến 99% hiệu quả xử lý của hệ thống. 

Hầm bơm: các máy bơm kèm đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào được lắp đặt tại đây. Bể được thiết kế theo mô hình âm bên dưới, có tác dụng thu lưu lượng nước thải từ nhà máy đồng thời bơm nước thải tại bể đi qua hệ thống gồm 3 bơm chìm luân phiên hoạt động. Tại đây có diễn ra quy trình lắng để lọc được chất cặn có trong nước thải. 

Song chắn rác tinh: Trước khi bắt đầu vào hệ thống xử lý chính, nước thải cần phải qua song chắn rác tinh. Tại đây sẽ hỗ trợ 2 máy bơm hỗ trợ giữ các phần tử rác có kích thước hơn 0.75 m

Bể tách dầu mỡ: cũng như tên gọi, bể này có tác dụng lọc các phân tử dầu mỡ lẫn trong nước thải với hệ thống máng gạt trên bền mặt nước thải. Váng dầu sau thu gom sẽ được đưa vào bể chứa dầu để đưa đến các các doanh nghiệp xử lý.

Bể điều hòa: Được bố trí âm bên dưới bể tách dầu với hệ thống 2 máy khuấy chìm được hoạt động liên tục giúp điều hoà chất lượng nước thải và lưu lượng nguồn. Sau đó 2 bơm chìm sẽ có nhiệm vụ đưa nước thải sang bể SBR

Bể SBR: Công nghệ xử lý tại bể SBR sẽ trải qua 5 giai đoạn: Cấp nước – Làm đầy – Sục khí – Lắng – Rút nước trong. Với quá trình hoạt động liên tục, sẽ mất trung bình khoảng 5-7h để có thể xử lý nước thải tại bể.

Bể khử trùng: Nước thải sau xử lý tại bể SBR sẽ tiếp tục vào bể khử trùng, tại đây nước thải sẽ được khử trùng bằng cách trộn đều với CaOCl2 (clorua vôi) trước khí qua bể lọc áp lực.

Bồn lọc áp lực: hệ thống lọc áp lực sẽ chặn các hạt cặn bẩn và mùi đặc trưng của từng loại nước thải khác nhau, giúp giảm thiểu bớt lượng SS trong nước thải, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra. Sau thời gian hoạt động liên tục, bồn lọc sẽ bị đóng hay giảm tốc độ dòng chảy thải do điện trở lực tăng, vậy nên bộ lọc cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ các chất bẩn trong lớp vật liệu, sau đó phân nước rửa lọc sẽ quay lại hầm bơm để tiếp tục quy trình xử lý.

Bể chứa bùn: bùn dư từ bể SBR sẽ được bơm hút sang bể chứa bùn. Tại đây bể được cung cấp hàm lượng polymer vừa đủ để chuyển hoá dạng bánh bùn.

Hệ thống xử lý ổn định, an toàn khi vận hành: Sau xử lý, nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT: Đây quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.

________________

Sau bài viết này chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ hơn về nguồn nước thải công nghiệp, đặc biệt là cách xây hệ thống công nghệ xử lý nước thải công nghệ hiệu quả. Nếu còn khó khăn hay thắc mắc trong vấn đề xử lý nước thải xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký