Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe

Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe

Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê, đi kèm với đó lượng nước thải công nghiệp chế biến cafe cần được xử lý vô cùng lớn. Bài viết này cùng Biogency tìm hiểu về đặc trưng của nước thải chế biến cà phê cũng như hướng xử lý cho hiệu quả triệt để.

Nước thải công nghiệp chế biến cafe đặc trưng bởi BOD, COD, TSS và tổng Nitơ cao

Nước thải công nghiệp chế biến cafe bao gồm nước thải từ nhà máy sản xuất, chế biến cà phê đến nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy, nước thải khu vực nhà tắm, nhà bếp,…

Đối với nước thải sản xuất và chế biến, bao gồm nước thải từ các khâu chà nhớt vỏ hạt cà phê, ngâm hạt cà phê bằng enzyme, quá trình xay hạt. Công nghệ chế biến cà phê tại các nhà máy Việt Nam hầu hết không có công đoạn tách vỏ hạt cà phê trước khi đưa vào hệ thống chế biến, điều này dẫn đến nước thải có nhiều chất cặn bã hơn so với các nhà máy có cùng chức năng tại nước ngoài. Nồng độ ô nhiễm nước thải công nghiệp chế biến cafe ở Việt Nam ở mức cao.

Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe
Nước thải công nghiệp chế biến cafe có nồng độ ô nhiễm cao.

Cụ thể, nhiều thông số ô nhiễm cao rất nhiều lần so với mức độ cho phép được quy định rõ trong tài liệu quy chuẩn về nước thải công nghiệp: QCVN 40:2011/BTNMT.

Bảng thành phần tính chất nước thải cà phê:

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 40:2011/BTNMT
1 pH 5.1 – 5.6 5.5 – 9
2 COD mg/l 3100 – 4210 150
3 BOD mg/l 1100 – 3210 50
4 Chất rắn lơ lửng TSS mg/l 700 – 870 100
5 Tổng P mg/l 5.5 – 6.5 6
6 Tổng Nitơ mg/l 180 – 298 40

Tác hại của nước thải công nghiệp chế biến cafe

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến cafe cao, nếu không xử lý đạt chuẩn theo quy định QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khoẻ con người, đồng thời doanh nghiệp chế biến cà phê chịu hệ luỵ không hề nhỏ.

  • Đối với môi trường: Gây ô nhiễm nguồn nước, giảm khả năng tái tạo vì mất cân bằng và sự khác biệt về tính chất nước, ảnh hưởng sự sống của động thực vật sống trong môi trường gần đó.
  • Đối với con người: Các kim loại nặng, kháng sinh, thuốc trừ sâu,… trong nước thải gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, động vật và thực vật trong môi trường.
  • Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp xả thải không đúng quy định bị xử phạt theo theo các khung quy định bao gồm phạt hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất với cá nhân là 7 năm tù, với pháp nhân có thể phạt lên tới 5 tỷ đồng và cấm hoạt động vĩnh viễn.
Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe
Nguồn nước thải ô nhiễm từ chế biến cà phê được xả ra dòng suối Nậm Ẳng, Điện Biên.

Một số sản phẩm giúp xử lý BOD, COD, TSS và tổng Nitơ trong nước thải công nghiệp chế biến cafe hiệu quả hiện nay

Để xử lý nước thải công nghiệp chế biến cafe, hệ thống xử lý thường áp dụng kết hợp nhiều phương pháp từ cơ học, hoá học đến phương pháp sinh học. Trong đó, chủ lực là phương pháp xử lý sinh học, sử dụng các vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ và chuyển đổi thành các chất vô hại hơn như CO2 và nước.

Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp chế biến cafe.

Để tăng hiệu suất xử lý nước thải chế biến cà phê, các hệ thống bổ sung các chủng vi sinh chuyên biệt tăng tốc quá trình phân huỷ, xử lý triệt để giúp nồng độ các chất ô nhiễm nhanh chóng đạt tiêu chuẩn xả thải đúng quy định.

Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS

Các chủng vi sinh chuyên biệt trong xử lý BOD, COD, TSS như Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus,… Hiện nay Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh tích hợp nhiều chủng vi sinh có hoạt tính mạnh (13 chủng) giúp xử lý BOD, COD, TSS cho hiệu quả chỉ sau 3-4 tuần sử dụng, đã và đang được nhiều hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê áp dụng.

Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe
Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên xử lý BOD, COD, TSS.

Vi sinh xử lý tổng Nitơ

Xử lý Nitơ, Amoni là thách thức với nhiều hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên sau khi ứng dụng thành công bộ đôi vi khuẩn hàng đầu trong xử lý Nitơ là Nitrosomonas và Nitrobacter vào sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift N1 thì chỉ sau 2-4 tuần nước thải tại nhiều hệ thống đã giảm nhanh chỉ tiêu Nitơ, Ammonia, đạt chuẩn xả thải theo quy định.

Đặc trưng nước thải công nghiệp chế biến cafe
Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải.

Hiệu quả xử lý Nitơ nói chung và toàn bộ hệ thống xử lý nước thải chế biến tăng cao khi kết hợp Microbe-Lift N1 cùng men vi sinh Microbe-Lift IND.

Điểm chung của men vi sinh từ thương hiệu Microbe-Lift:

  • Các chủng vi sinh sử dụng sở hữu hoạt tính cao gấp 5-10 lần vi sinh thường, cho hiệu suất xử lý vượt trội.
  • Vi sinh có khả năng thích nghi tốt, hoạt động ở nhiều môi trường.
  • Vi sinh có thể xử lý hàm lượng Ammonia đến 1.5000mg/l và thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong điều kiện thời tiết lạnh, độ mặn đến 40‰.
  • Sản phẩm dạng lỏng, sử dụng liền, không cần ngâm ủ hay kích hoạt.
  • Vi sinh vô hại và tồn tại tự nhiên trong đất, an toàn cho các hệ thống xử lý nước thải; không gây độc hại đối với người, động vật và đời sống thủy sinh.

Bộ đôi vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 đã giúp nhiều hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra, tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành và nhân công. Sản phẩm hiện đang được phân phối chính hãng bởi Biogency tại thị trường Việt Nam. Để được hỗ trợ tư vấn xử lý nước thải công nghiệp chế biến cafe hiệu quả cùng men vi sinh Microbe-Lift bạn vui lòng liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: 3 Phương pháp xử lý nước thải cà phê đạt chuẩn, chi phí thấp

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký