Phuong phap xu ly nuoc thai ca phe dat chuan chi phi thap 01

3 Phương pháp xử lý nước thải cà phê đạt chuẩn, chi phí thấp

Xử lý nước thải cà phê có nhiều cách, tùy thuộc vào lưu lượng, đồng độ chất ô nhiễm cũng như quy mô của từng cơ sở sản xuất, chế biến mà việc lựa chọn hướng xử lý sẽ khác nhau, chi phí bỏ ra cũng có sự chênh lệch. Để tránh chất thải cà phế gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến cuộc sống hàng ngày của người dân khu vực xung quanh, cần phải có phướng pháp xử lý triệt.

Vậy làm thế nào để xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra nhưng vẫn tối ưu được chi phí vận hành và nhân công cho hệ thống xử lý nước thải?

Xử lý nước thải cà phê

Thành phần, tính chất nước thải cà phê khi chế biến

Việt Nam là quốc gia nằm trong top có lượng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê cao nhất thế giới. Điều đó đồng nghĩa với lượng chất thải và nước thải thải ra môi trường cũng vô cùng lớn cần được xử lý. Nếu không sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. 

 Thành phần, tính chất nước thải cà phê khi chế biến

Trung bình, để sản xuất 1 tấn cà phê sạch cần 85.085 lút đối với cà phê Arabica và 93.000 lít đối với cà phê Robusta. Theo đó, nhìn chung nguồn phát sinh nước thải cà phê từ các nguồn cơ bản sau:

Nước thải cà phê: Quá trình chế biến cà phê có nhiều công đoạn, tương ứng với đó sẽ sản sinh các lượng nước thải có tính chất khác nhau. Cụ thể, quá trình chế biến gồm các khâu: 

  • Rửa thô: Công đoạn này chủ yếu là các chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao.
  • Xay vỏ: Công đoạn xay vỏ sinh ra ít nước thải nhưng có thành phần đậm đặc, độ đục và lượng cặn cao. Bên cạnh đó nước thải giai đoạn này còn chứa lượng rác lớn từ vỏ cà phê.
  • Ngâm enzym: Giai đoạn này nước thải có chứa thành phần hữu cơ, ngoài ra còn có độ nhớt lớn.
  • Rửa sạch: Quá trình rửa sạch chứa thành phần hữu cơ cao.

Nước thải vệ sinh: Nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh máy móc, thiết bị.

Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu vực văn phòng, nhà vệ sinh… có chứa các thành phần cặn TSS, chất hữu cơ BOD, COD và các vi sinh vật gây bệnh.

Nước thải chế biến cà phê có thành phần chính là đường, nhớt, các chất hữu cơ và hương liệu tự nhiên. Nước thải có độ pH ở mức thấp, độ chua chứa hàm lượng các chất rắn hữu cơ bị lơ lửng và ít Oxy hòa tan. Các chỉ tiêu COD và BOD, TSS ở mức cao, vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Hợp chất hữu cơ Nitơ và Photpho.

Bảng thành phần tính chất nước thải cà phê:

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 40:2011/BTNMT   cột B
1 pH 5.1-5.6 5.5-9
2 COD mg/l 3.100-4.210 150
3 BOD mg/l 1.100-3.210 50
4 Chất rắn lơ lửng TSS mg/l 700-870 100
5 Tổng P mg/l 5.5-6.5 6
6 Tổng Nitơ mg/l 180-298 40

Phương pháp xử lý nước thải cà phê khi chế biến

Với hàm lượng chất ô nhiễm ở mức cao, nước thải chế biến cà phê cần được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường để giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

Quy trình xử lý nước thải chế biến cà phê

Tùy vào lưu lượng, nồng độ và quy mô của từng cơ sở, xưởng sản xuất chế biến cà phê có thể áp dụng công nghệ xử lý khác nhau. Hiện có các phương pháp xử lý nước thải cà phê gồm:

  • Phương pháp cơ học: Loại bỏ các tạp chất không tan ra khỏi nước, điều hòa lưu lượng nước và nồng độ chất ô nhiễm với các khâu song chắn rác, bể lắng cát, tách dầu mỡ, bể điều hòa, bể lọc.
  • Phương pháp hóa học-hóa lý: Loại bỏ các tạp chất ở dạng chất rắn không tan. Phương pháp này ít áp dụng vì chi phí cao, sử dụng lượng lớn hóa chất với các công trình như trung hòa, keo tụ, tạo bông, tuyển nổi, oxi hóa khử…
  • Phương pháp sinh học: Phương pháp này được ưa chuộng vì chi phí thấp, vận hành dễ dàng, thân thiện với môi trường. Bao gồm các công trình xử lý như xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí.

Với nồng độ các chất ô nhiễm ở mức cao, để tăng hiệu suất xử lý nước thải chế biến cà phê theo phương pháp sinh học, đơn vị vận hành cần bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND – sản phẩm chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy ở dạng lỏng dễ kích hoạt, khả năng hoạt động mạnh gấp 5-10 lần so với vi sinh thông thường.

LỢI ÍCH CỦA MICROBE-LIFT IND TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÀ PHÊ: 

LỢI ÍCH CỦA MICROBE-LIFT IND TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CÀ PHê
  • Cải thiện hiệu suất, duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải
  • Giảm các chỉ số BOD, COD, TSS
  • Đẩy nhanh quá trình Oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy
  • Giảm vi sinh chết do sốc tải, hồi phục vi sinh nhanh sau sự cố của hệ thống xử lý nước thải.
  • Cải thiện quá trình lắng của bể, giảm thể tích bùn thải sau xử lý
  • Giảm thiểu và kiểm soát tốt mùi hôi của hệ thống xử lý

Hiện tại Microbe-Lift IND và các dòng men vi sinh khác của Microbe-Lift đang được Biogency phân phối độc quyền tại thị trường Việt. Bên cạnh đó Biogency còn sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực sẽ hỗ trợ bạn vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu suất cao, nhanh chóng.

Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký