Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cua là loài thuỷ sản ít bệnh tật so với tôm cá nhưng nhìn chung hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, lại sống dưới nền đáy nên rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus gây ra các bệnh nhiễm khuẩn. Dưới đây là chi tiết đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn trên cua.

Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển là gì?

Bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm trùng) trên cua biển là các bệnh do vi khuẩn, virus tấn công, chúng gia tăng nhanh chóng trong cơ thể cua, không chỉ làm tôm suy yếu mà gây ra các hệ lụy nghiêm trọng chết tôm, thiệt hại kinh tế lớn. Bệnh do vi khuẩn gây ra trên cua biển có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn nuôi như trứng, ấu trùng, cua con hay cua trưởng thành.

Một số loài vi khuẩn phổ biến gây bệnh trên cua có thể kể tên như Vibrio anguillarum, V. alginolyticus, V.parahaemolyticus, Pseudomonas spp., Plavvobacterium, Aeromonas spp., Spirillum sp., Vibrio vulnificus, V. splendidus và V. orientalis. Đối với virus gồm có virus đốm trắng WSSV, virus hoại cơ, Reovirus và Baculovirus.

Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Vi khuẩn, virus là một trong các tác nhân chính gây bệnh trên cua.

>>> Xem thêm: Bệnh teo cơ ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Các bệnh nhiễm khuẩn trên cua biển, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Để dễ hình dung và có hướng điều trị phù hợp chúng ta phân chia bệnh nhiễm khuẩn trên cua biển theo tác nhân chính là nhóm vi khuẩn Vibrio và bệnh do virus.

Bệnh do vi khuẩn Vibrio

Là bệnh trên cua biển nói chung do một số loài Vibrio anguillarum, V. alginolyticus, V. parhaemolyticus gây ra. Ngoài ra, một số loài như Pseudomonas spp., Plavvobacterium, Aeromonas spp.,… cũng thường kết hợp gây bệnh. Bệnh bộc phát và chết nhanh có thể đến 100%.

Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Vibrio là chủng vi khuẩn thường gây bệnh trên thuỷ sản.

Biểu hiện:

  • Phần phụ bụng và cơ của cua bị hoại tử.
  • Cơ thể biến đổi màu sắc, hình thành các khối u màu trắng bên trong mô cơ thể (đặc biệt là mang).
  • Đôi khi ấu trùng phát sáng vào ban đêm.
  • Cua yếu, lờ đờ, hoạt động chậm chạp, giảm bắt mồi, ăn ít hoặc bỏ ăn, ruột rỗng.
  • Cua lớn có đốm nâu, đen trên mai, càng, phụ bộ.
  • Trường hợp nặng các đốm đen, đốm nâu trên vỏ bị lở loét, tạo điều kiện mầm bệnh khác tấn công như vi khuẩn dạng sợi, nấm, động vật nguyên sinh, Nematoda,…

Phòng bệnh:

  • Đảm bảo chất lượng cua giống, tốt nhất nên lấy giống cua sản xuất nhân tạo, ương trong giai đạt kích cỡ 1,5-2cm.
  • Thả nuôi với mật độ thích hợp, trong quá trình chăm sóc tránh làm xây xát cua, đảm bảo chất lượng nước tốt.
  • Duy trì chất lượng nước tốt và có độ dày lớp bùn đáy thích hợp.
  • Cung cấp một lớp đất cát dày thích hợp cua có thể đào được, tác dụng làm giảm stress cho cua và giảm các chất bẩn bám trên cơ thể cua.
  • Định kỳ thông qua quá trình thay nước hoặc bắt mẫu, tiến hành chà và quét rửa phần lưng cho cua bằng bông gòn nhúng trong dung dịch i-ốt nhằm ngăn chặn chất dơ bám trong suốt quá trình nuôi và lưu giữ nhằm hạn chế việc phát triển của nguyên sinh động vật, là nơi cư trú của vi khuẩn phân giải kitin.
  • Sát trùng bể ương bằng dung dịch KMnO4(thuốc tím) với liều lượng 15-20 ppm (mg/l), ngâm dụng cụ ương nuôi trong 50 ppm Chlorine trong 1 giờ.
  • Phòng ngừa các mầm bệnh trong thức ăn (đặc biệt là thức ăn tươi sống) có thể khử trùng thức ăn trước khi cho vật nuôi ăn.

Trị bệnh:

  • Phun xuống ao 2-3 mg/lít Terramycin hoặc 1 mg/L Norfloxac với tần suất 1 lần/ngày, liên tục trong 3-5 ngày.
  • Trộn Terramycin vào thức ăn cho cua (với liều lượng 0,1-0,2 g/kg trọng lượng cơ thể cua), cho ăn 1-2 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày.

Bệnh do virus

Các nghiên cứu cho thấy, cua biển giống Scylla bị nhiễm bệnh với 4 loại virus gồm virus đốm trắng (WSSV), virus hoại cơ, virus gan tụy (Reovirus và Baculovirus). Trong đó, báo có cho thấy khoảng 50-60% cua mang mầm bệnh do virus đốm trắng, từ cua nuôi đến cua tự nhiên, từ ấu trùng đến cua thương phẩm đều có thể nhiễm virus này trong tất cả các giai đoạn nuôi.

Tuy nhiên, virus đốm trắng thường không gây chết như ở tôm. Đối với virus hoại cơ và virus gan tụy có mức độ hoại tử chưa cao nhưng được cảnh báo tấn công vào gan tuỵ, mang, ruột cua làm chết 80-100%.

Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm ở cua biển ngày càng nghiêm trọng.

Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh do virus:

  • Khi cua nhiễm virus đốm trắng: trên cơ thể cua xuất hiện các đốm trắng, tuy nhiên nó không gây hại cho cua nhiều so với tôm khi nhiễm virus này.
  • Khi cua nhiễm virus hoại cơ: các cơ quan của cua bị hoại tử. Hiện tại mới chỉ ghi nhận cua biển có xuất xứ từ Trung quốc nhiễm loại virus này.

Khi phát hiện cua nhiễm bệnh cần báo ngay cho cán bộ khuyến nông để kịp thời phối hợp xử lý. Trong quá trình nuôi cần tích cực quan sát hoạt động của cua, đảm bảo các yếu tố môi trường nước. Kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift để làm sạch đáy ao, hạn chế khí độc, ổn định môi trường nuôi, tạo chuỗi thức ăn tự nhiên cho cua, hỗ trợ tăng đề kháng từ đó giảm mầm bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Chế phẩm sinh học Microbe-Lift giúp xử lý hiệu quả các vấn đề của nước nuôi cua.

Trên đây là các tổng hợp về bệnh nhiễm khuẩn ở cua biển để bà con nuôi trồng tham khảo, kịp thời có phương án phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Thức ăn của cua biển gồm những gì? 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký