Tín chỉ carbon là một khái niệm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Khi các quốc gia và doanh nghiệp nỗ lực giảm lượng khí thải carbon của mình, tín chỉ carbon xuất hiện như một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn về tín chỉ này, bạn hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tín chỉ Carbon là gì? Nguồn gốc của tín chỉ Carbon
Tín chỉ Carbon (Carbon Credit) là một khái niệm phổ biến, đại diện cho quyền phát thải một tấn Carbon Dioxide (CO2) hoặc khối lượng khí nhà kính khác có giá trị tương đương với một tấn CO2 (tCO2e). Nói cách khác, tín chỉ carbon chính là một chứng nhận có thể giao dịch trên thị trường, cho phép chủ sở hữu quyền phát thải một tấn CO2 hoặc tương đương.
Tín chỉ Carbon có nguồn gốc từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Nghị định thư này tạo ra cơ chế cho phép các quốc gia thừa quyền phát thải có thể bán lượng phát thải dư thừa cho các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết. Từ đó, một loại hàng hóa mới được hình thành, đó là các chứng chỉ giảm/hấp thụ khí nhà kính.
>>> Xem thêm: Cơ chế gây ra hiệu ứng nhà kính
Đối tượng tham gia thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam
Dựa trên các quy định hiện hành và xu hướng phát triển của thị trường Carbon toàn cầu, có thể xác định các đối tượng chính tham gia vào thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam như sau:
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
- Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.
Khái quát về hoạt động mua bán tín chỉ Carbon
Mua bán carbon credit là quá trình giao dịch giữa các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân để mua và bán các đơn vị tín chỉ carbon. Hoạt động này tại Việt Nam được quy định tại Điều 19, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và có thể diễn ra dưới hai hình thức:
- Hoạt động mua bán tự nguyện:
Bên phát thải bao gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc vận tải có lượng phát thải khí nhà kính vượt mức quy định. Ngược lại, bên giảm phát thải là các doanh nghiệp hoặc cơ sở thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và đã được chứng nhận. Các bên có thể mua bán tín chỉ carbon qua các sàn giao dịch theo hình thức tự nguyện.
- Hoạt động mua bắt buộc:
Hoạt động mua bán Carbon Credit bắt buộc diễn ra giữa các doanh nghiệp hoặc cơ sở phải giảm phát thải theo quy định pháp luật. Những đơn vị này phải mua tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng khí thải vượt mức quy định. Tín chỉ carbon này chủ yếu được cung cấp bởi các doanh nghiệp hoặc cơ sở thực hiện giảm phát thải.
Ngoài ra, giá tín chỉ carbon có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và môi trường giao dịch. Ví dụ, vào năm 2019, giá trung bình một tín chỉ carbon là 4,33 USD, tăng lên 5,60 USD vào năm 2020 và sau đó giảm xuống 4,73 USD vào năm 2021.
Tổng quan về thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam
Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam đang được xây dựng và phát triển theo lộ trình quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, ban hành ngày 7/1/2022. Nghị định này quy định các bước phát triển quản lý tín chỉ carbon và trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2027:
Trong giai đoạn đến năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, tạo quy chế cho sàn giao dịch tín chỉ và triển khai thí điểm cơ chế trao đổi và bù trừ carbon credit. Đồng thời, từ năm 2025, sẽ thành lập và tổ chức thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, cùng với việc tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về thị trường carbon.
- Giai đoạn từ năm 2028:
Từ năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon và quy định các hoạt động kết nối với thị trường carbon khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị COP 26, Việt Nam đã ký thỏa thuận thư hợp tác với Tổ chức Emergent và Liên minh giảm phát thải lâm nghiệp (LEAF). Cụ thể:
- Ngày 22/10/2020: Ký thỏa thuận ERPA với Ngân hàng Thế giới về việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ với tổng giá trị 51,5 triệu USD.
- Ngày 31/10/2021: Ký Ý định thư với Emergent để chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 từ rừng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2022-2026 với giá tối thiểu 10 USD/tấn CO2, tương đương 51,5 triệu USD. Diện tích rừng tham gia chương trình dự kiến lên tới 4,26 triệu ha.
Trên đây là những thông tin về tín chỉ Carbon và sự phát triển của thị trường Carbon tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và triển vọng của thị trường carbon credit trong tương lai. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hoạt động mua bán tín chỉ Carbon
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh