Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su: Giải pháp cho tăng trưởng "xanh"

Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su: Giải pháp cho tăng trưởng “xanh”

Tái sử dụng nước thải từ các nhà máy chế biến mủ cao su đang trở thành một giải pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tối ưu hóa nguồn tài nguyên nước. Bởi nước thải từ ngành công nghiệp gây hại cho hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, trong bài viết dưới đây BIOGENCY sẽ cùng bạn tìm hiểu việc áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại để tái sử dụng, hướng tới phát triển bền vững.

Tái sử dụng nước thải và những lợi ích về môi trường và kinh tế

Tái sử dụng nước thải đang trở thành giải pháp thiết yếu trong bối cảnh sự gia tăng của các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Quá trình này đã và đang mang đến nhiều hiệu quả thiết thực trong vấn đề kinh tế:

  • Việc tái sử dụng nước giúp doanh nghiệp giảm lượng nước tiêu thụ trong sản xuất, từ đó cắt giảm chi phí cung cấp nước và chi phí vận hành.
  • Điều này còn giảm áp lực lên các nguồn cung cấp nước tự nhiên, đảm bảo nguồn tài nguyên nước được sử dụng hiệu quả hơn.
  • Việc tái tạo nguồn nước thải còn cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa hệ thống xử lý nước, giảm kích thước và chi phí vận hành, cũng như chi phí xả thải.

Bên cạnh yếu tố kinh tế, tái sử dụng nước thải là một giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điều này sẽ giúp nguồn nước được tái sử dụng một cách tuần hoàn, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm áp lực lên các hệ thống cung cấp nước tự nhiên.

Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su: Giải pháp cho tăng trưởng "xanh"
Tái sử dụng nước thải mang đến những lợi ích cao về môi trường và kinh tế.

Xu hướng xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su đã được ứng dụng rộng rãi

Hiện nay, xu hướng xử lý và tái sử dụng nước thải trong ngành chế biến mủ cao su đang ngày càng được triển khai mạnh mẽ. Nhiều đơn vị đã khuyến khích các công ty thành viên đẩy mạnh tái sử dụng nước thải trong sản xuất. Điển hình như tại Công ty Cao su Bình Long, toàn bộ lượng nước thải sau xử lý được tái sử dụng để rửa mủ tạp nhờ áp dụng công nghệ không sử dụng hóa chất. Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su phổ biến hiện nay>>>

Tương tự, Công ty Cao su Phú Riềng đã thành công với công nghệ sinh học không hóa chất, vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm hơn 150.000kW điện mỗi năm. Tại Công ty CPCS Tây Ninh, hơn 50% lượng nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho dây chuyền sản xuất, giúp tiết kiệm tài nguyên nước và giảm chi phí vận hành. Những thành tựu này đã minh chứng cho khả năng ứng dụng rộng rãi của giải pháp tái sử dụng nước thải, khẳng định hướng đi bền vững của ngành công nghiệp cao su.

Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su: Giải pháp cho tăng trưởng "xanh"
Ngày nay, việc tái sử dụng nước thải được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy chế biến mủ cao su.

Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su là mục tiêu quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh

Trong bối cảnh phát triển bền vững, việc xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng xanh của ngành công nghiệp này. Hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải tiên tiến như sinh học hoặc kết hợp giữa hóa lý và sinh học đang được áp dụng rộng rãi nhờ tính an toàn và hiệu quả cao.

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) sở hữu 59 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 640.900 tấn/năm, trong đó năm 2023 đã tăng thêm 20.000 tấn/năm nhờ mở rộng tại các công ty thành viên. Điểm đáng chú ý là đơn vị đã xây dựng 41 hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cột A, cùng nhiều giải pháp tái sử dụng nước thải hiệu quả trong sản xuất.

Tương tự, Nhà máy Chế biến Hiệp Thạnh (Công ty CPCS Tây Ninh) đã tái sử dụng hơn 50% lượng nước thải đạt chuẩn mỗi ngày, phục vụ dây chuyền sản xuất cao su SVR 10 và SVR 20, góp phần tiết kiệm chi phí và tài nguyên nước. Tại Bình Dương, Cao su Dầu Tiếng tái sử dụng hơn 200.000 m³ nước thải hàng năm, chiếm 33,5% tổng lượng nước thải xử lý.

Đặc biệt, các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift đang được tin dùng để xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến mủ cao su. Sự kết hợp của công nghệ sinh học hiện đại với men vi sinh đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tối ưu hóa việc tái sử dụng nguồn nước. Điều này góp phần tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây chính là giải pháp thiết thực để ngành cao su hướng tới một mô hình phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

Xử lý và tái sử dụng nước thải nhà máy chế biến mủ cao su: Giải pháp cho tăng trưởng "xanh"
Việc tải sử dụng nước thải trong nhà máy chế biến mủ cao su là chiến lược tăng trưởng xanh.

Việc tái sử dụng nước thải là giải pháp thiết yếu để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại đã giúp ngành cao su tiến gần hơn đến mục tiêu tăng trưởng “xanh”, bảo vệ tài nguyên nước, nâng cao giá trị sản xuất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ Biogency quan Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ giải đáp nhé!

>>> Xem thêm: 7 cách tái sử dụng nước thải hiệu quả 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký