Nghề sản xuất thạch dừa thô gặp phải vấn đề về môi trường khó giải quyết đó là nước thải.
Nước thải từ công nghệ chế biến thạch dừa thô chủ yếu từ công đoạn ngâm thạch và ép thạch. Nước thải phát sinh từ công đoạn này có hàm lượng ô nhiễm các hợp chất hữu cơ cao. Ô nhiễm do dư hàm lượng Nitơ, Photpho, SO42- do sử dụng các loại phân amoni sunfat (amonium sulfate – SA). Ngoài ra còn do việc sử dụng NPK để ngâm thạch trong quá trình sản xuất.
Với tình trạng các hợp chất hữu cơ, nitơ, photpho cao thì xử lý sinh học là hiệu quả nhất. Để hiệu xuất xử lý nước thải đạt tối ưu thường sẽ có các công trình. Các công trình thường là các bể phân hủy kỵ khí, bể xử lý hiếu khí, xử lý hiếu khí, kỵ khí kết hợp…
Tuy nhiên, đối với nước thải thạch dừa không thể áp dụng theo phương pháp xử lý đơn thuần. Hàm lượng sunfat có trong nước thải thạch dừa cao. Điều này ảnh hưởng đến cả 02 quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí. Làm giảm hiệu suất xử lý của các công trình xử lý hiếu khí, kỵ khí. Cần có công trình xử lý sunfat trước khi cho vào các công trình xử lý hiếu khí, kỵ khí.
>>> Xem thêm: ĐẤT HỢP – Đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức thương hiệu MICROBE-LIFT và QUANTUM GROWTH tại Việt Nam
Khi xây dựng hệ thống xử lý đảm bảo được công nghệ trên, việc vận hành sẽ đơn giản hơn. Làm tăng hiệu suất hoạt động của chủng vi sinh trong các bể sinh học. Lúc này thích hợp cho việc bổ sung chế phẩm vi sinh Mcrobe-Lift vào Hệ thống xử lý. Tránh gây lãng phí và cải thiện khả năng làm việc của vi sinh vật.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh