Bể bùn hoạt tính (bể aerotank) là bể phản ứng sinh học được làm hiếu khí. Bằng cách thổi khí nén và khuấy đảo cơ học.
Làm cho các vi sinh vật tạo thành các hạt bùn hoạt tính lơ lửng trong khắp pha lỏng.
Hình 1. Bể bùn hoạt tính (bể hiếu khí Aeotank)
Bể bùn hoạt tính là một trong những phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí. Được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Ưu điểm của bể này là dễ xây dựng và vận hành. Tuy nhiên do bể này sử dụng bơm để tuần hoàn bùn. Nhằm ổn định lại nồng độ bùn hoạt tính ở trong bể. Nên khi vận hành dễ tốn năng lượng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng vi sinh Microbe-Lift DGTT & Microbe-Lift IND giảm dầu mỡ, chất béo trong bể tách dầu mỡ
Nguyên lý làm việc của bể là quá trình sinh học xảy ra qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tốc độ oxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ oxi. Ở giai đoạn này, bùn hoạt tính được hình thành và phát triển. Các vi sinh vật được sinh trưởng mạnh dẫn đến lượng oxi tăng cao.
- Giai đoạn 2: vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ oxi gần như không thay đổi. Và trong giai đoạn này, các chất hữu cơ bị phân hủy mạnh nhất.
- Giai đoạn 3: tốc độ oxi hóa giảm dần và sau đó lại tăng lên. Tốc độ phân hủy chất bẩn hữu cơ giảm dần và quá trình nitrat hóa amoniac xảy ra. Sau cùng, nhu cầu tiêu thụ oxi lại giảm và quá trình làm việc của aerotank kết thúc.
Hình 2. Cơ chế hoạt động của bể Aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Có nhiều loại bể bùn hoạt tính: truyền thống, tiếp xúc ổn định, cấp khí kéo dài, cấp khí giảm dần, khuấy trộn hoàn toàn, nạp nước thải theo bậc (cấp khí nhiều bậc).
Hình 3. Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh