Vi khuẩn Pseudomonas là một trong những chủng vi sinh được ứng dụng để xử lý nước thải. Vậy vai trò của chúng là gì?
Đã từ rất lâu, các nhà khoa học đã khám phá ra khả năng kỳ diệu của các loài vi sinh vật. Chúng có thể phân hủy các chất thải do con người tạo ra. Chủ động sử dụng các chất thải đó như những hệ thống phân hủy trong tự nhiên.
Dựa vào tính năng phân hủy tuyệt vời của vi sinh vật. Các kỹ sư đã thiết kế các hệ thống xử lý nước thải. Kết hợp với sự tham gia đắc lực và hữu hiệu của vi sinh vật.
Một trong những loài vi sinh vật giữ vai trò quan trọng là vi khuẩn Pseudomonas.
Với khả năng phân hủy tinh bột, protein, lên men được nhiều màng nhầy. Pseudomonas trở thành một trong những loài vi sinh vật không thể thiếu được. Trong quy trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học.
Hình 1. Vi sinh vật dưới kính hiển vi
Điểm đặc biệt của vi khuẩn Psedomonas
Vi khuẩn Psedomonas có khả năng thích nghi và hoạt động tốt. Trong cả 3 môi trường: Hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi.
Vi khuẩn Pseudomonas thường là vi khuẩn Gram âm, hình que. Có roi mao ở cực nên có khả năng lội tốt trong nước, không có khả năng tạo bào tử. Pseudomonas là vi khuẩn sống tự do. Chúng hiện diện khắp nơi như trong đất, trong nước, thực vật, động vật, một số làm hư thực phẩm. Chúng có khả năng hô hấp hiếu khí hay kỵ khí trong môi trường không có oxi. Nhiệt độ thuận lợi để chúng phát triển là 30 – 370C.
Theo Lương Đức Phẩm (2009), thì tất cả Pseudomonas đều có hoạt tính amilaza và proteaza. Đồng thời, lên men được nhiều loại đường và tạo màng nhầy. pH môi trường dưới 5,5 sẽ kìm hãm vi khuẩn Pseudomonas phát triển và kìm hãm sinh tổng hợp proteaza. Nồng độ muối trong nước từ 5 – 6 % thì sinh trưởng của vi khuẩn này bị ngưng trệ.
>>> Xem thêm: Sử dụng vi sinh để xử lý nước thải là không cần thiết?
Vai trò chính của vi khuẩn Pseudomonas trong xử lý nước thải gồm:
- Pseudomonas có khả năng tổng hợp các enzyme để phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Chúng hầu như có thể đồng hóa được mọi chất hữu cơ. Kể cả các hợp chất hữu cơ tổng hợp và khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường nước.
- Pseudomonas có quá trình oxi hóa khử do hệ enzyme nội bào xúc tác. Hệ thống này rất quan trọng. Vì chúng đảm bảo cho đời sống và phát triển của Pseudomonas. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước.
- Pseudomonas còn tham gia vào quá trình chuyển hóa nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2) bay vào không khí. Quá trình này diễn ra theo 2 bước sau:
– Chuyển hóa nitrat thành nitrit.
– Tạo ra nitơ oxit, dinitơ oxit và khí nitơ.
Hình 2. Vi sinh vật dưới kính hiển vi
Dựa trên các đặc điểm và khả năng của chủng vi sinh vật Pseudomonas. Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ đã tạo ra sản phẩm MICROBELIFT. Là sản phẩm bao gồm tập hợp của nhiều chủng vi sinh vật như: Bacillus, Clostridium, Desulfovibrio,… trong đó sự có mặt của chủng vi sinh Pseudomonas. Tạo nên tính ưu việt của sản phẩm và phát huy được tối đa hiệu quả xử lý nước thải:
- Thích hợp trong môi trường: hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi
- Hiệu quả trong xử lý nhiều loại nước thải có tải trọng ô nhiễm cao như:
- Nước thải công nghiệp của các ngành cao su, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, dầu ăn, sản xuất bia, nước giải khát…
- Sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải đô thị;
- Nước thải sinh hoạt; khu dân cư, chung cư cao tầng;
- Nước thải các khu trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn;
- Nước thải ngành chế biến thủy sản.
Hình 3. Chế phẩm vi sinh Microbelift
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh