Rac thai y te nhiem nCoV duoc xu ly the nao

Ảnh hưởng và khuyến nghị quốc tế về chủ đề: xử lý rác thải y tế nhiễm nCoV

Việc xử lý chất thải nhiễm nCoV hiện đang nhận được sự quan tâm sâu rộng của xã hội và các tổ chức quốc tế. Trong bối cảnh đại dịch phức tạp như hiện nay, chủ đề này đang được thảo luận ở hầu hết các diễn đàn và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này, Biogency sẽ tổng hợp nhiều thông tin giá trị nhất về chủ đề này, hy vọng sẽ giúp các bạn đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu hơn về thực trạng xử lý chất thải y tế nhiễm nCoV theo nhận định của tổ chức y tế thế giới WHO

COVID-19 đã gây ra sự gia tăng chất thải y tế như thế nào?

Rac thai y te nhiem nCoV duoc xu ly the nao 2

Dưới đây là số liệu thống kê đến từ tổ chức WHO về các thành phần chất thải y tế phát sinh trong giai đoạn COVID-19 thời gian qua:. 

+ COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) – chủ yếu thành phần được làm bằng nhựa.

+ Với 8  tỷ liều vắc xin được tạo ra làm tăng thêm 144.000 tấn chất thải ra môi trường.

+ Báo cáo cho biết hơn 140 triệu bộ dụng cụ thử nghiệm đã được vận chuyển trên toàn cầu, có khả năng tạo ra 2.600 tấn rác thải thông thường (phần lớn trong số đó sẽ là nhựa) và 731.000 lít rác thải hóa học.

=> COVID-19 đã tác động đến thế giới theo những cách chưa từng có, và cùng với nó, khối lượng chất thải y tế đã tăng vọt. Theo báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều này đang gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người và môi trường.

Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi cải cách xung quanh việc xử lý chất thải y tế, khuyến nghị bao bì thân thiện với môi trường, PPE có thể tái sử dụng và sử dụng các vật liệu có thể tái chế hoặc xử lý bằng phương pháp phân hủy sinh học.

1119103

(Theo WHO, nhân viên y tế cần 89 triệu khẩu trang mỗi tháng vào năm 2020 – nguồn Statesman)

Tham khảo Quy trình Xử lý Rác thải y tế nhiễm nCoV ở Australia

Quy trình quản lý chất thải an toàn

Do vi rút COVID-19 tiếp tục lây lan trên toàn cầu, các tổ chức quốc tế như WHO và UNEP đã nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý và xử lý chất thải y tế từ COVID-19 một cách cẩn thận để giảm thiểu rủi ro lây lan virus hiện nay. 

Tại Úc, để đảm bảo rằng các dịch vụ quản lý chất thải ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc theo kịp các tiêu chuẩn của ngành và địa phương về mặt an toàn, vệ sinh và hiệu quả trong xử lý chất thải y tế. Việc xử lý các chất thải gắn liền đến xử lý triệt để coronavirus, hình ảnh dưới đây cho thấy các nguồn chất thải bị ô nhiễm từ đại dịch COVID-19 và cách quản lý xử lý an toàn tại Úc hiện nay.

Rac thai y te nhiem nCoV duoc xu ly the nao 3

(Nguồn chất thải bị ô nhiễm từ đại dịch Covid-19 và con đường quản lý/xử lý an toàn theo quy chuẩn của ÚC)

Quá trình thu gom, phân loại

Chất thải y tế phát sinh từ việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19 được thu gom bởi các cơ quan thu gom chất thải địa phương dưới sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền. Tất cả chất thải y tế được tạo ra từ các trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận được phân loại là chất thải lây nhiễm và được đánh dấu rõ ràng trong các thùng với chất liệu bao bọc kỹ càng (chất thải nhiễm COVID-19 được khử trùng thích hợp, sau đó được phân loại và đóng gói trong các túi xử lý chất thải). Các túi phân loại chống rò rỉ, chống trầy xước và dễ phân hủy giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các thùng chứa chất thải COVID-19 này được nghiêm cấm đặt tại các khu vực công cộng để tránh gây ô nhiễm trong cộng đồng.

Do chất thải từ COVID-19 không chỉ được tạo ra từ bệnh viện mà còn từ các nguồn khác như hoạt động xét nghiệm, sân bay, trung tâm kiểm dịch và hộ gia đình, chất thải nhiễm COVID-19 được tạo ra từ các nguồn này được thu gom riêng tại các cơ quan thu gom rác thải địa phương. Sau khi thu gom, người thu gom luôn tuân thủ việc vệ sinh cá nhân đầy đủ để tránh lây truyền vi rút ra cộng đồng.

Khi xử lý chất thải y tế không có mùi hôi từ người bệnh COVID-19 như PPE bị ô nhiễm, chúng được phân loại như sau: 

+ Đặt trong túi sinh học màu vàng có đánh dấu nguy hiểm, phù hợp với tiêu chuẩn Úc. 

+ Những túi sinh học màu vàng nguy hiểm này được buộc lại tại điểm đóng gói quy định và được đưa vào thùng rác di động (MGB). Ngoài ra, các thùng rác này được bảo quản theo tiêu chuẩn quy định. 

+ Chất thải y tế từ COVID-19 được tạo ra tại các sân bay có thể được xử lý trong các thùng cách ly theo quy định tại địa phương. 

+ Rác thải nhiễm khác không đặt trực tiếp với các vật nhọn y tế từ COVID-19 trong thùng rác di động (MGB). Thay vào đó, các vật sắc nhọn được thải bỏ vào các thùng chứa vật sắc nhọn được chỉ định đáp ứng tiêu chuẩn riêng tại Úc. Các thùng chứa vật sắc nhọn này không được đổ đầy quá và phải được đậy kín khi đến vạch chỉ định phù hợp.

Quá trình vận chuyển 

Quá trình vận chuyển là một khía cạnh quan trọng của việc quản lý chất thải y tế từ COVID-19. Trước khi vận chuyển, tất cả chất thải bị nhiễm COVID-19 được niêm phong kỹ càng. Các túi được dán nhãn/mã vạch thích hợp trước khi vận chuyển. Trước khi vận chuyển được khử trùng bằng natri hypoclorit 1%. Để vận chuyển an toàn, một tuyến đường trung chuyển thích hợp; tài xế được đào tạo bài bản và một phương tiện vận chuyển chuyên dụng. 

Các thông tin sau đây được ghi chép lại cẩn thận: 

+ Loại chất thải, 

+ Nguồn chất thải, 

+ Ngày vận chuyển, 

+ Hành trình và Điểm đến, 

+ Tên người lái xe, 

+ Tổng số lượng thùng chứa, 

+ Bản biên nhận chất thải từ người có trách nhiệm tại khu vực thu gom.

Lưu ý: 

+ Không thu gom chất thải COVID-19 và chất thải thông thường cùng một lúc. Tất cả người tiếp xúc với chất thải COVID-19 được bảo vệ đầy đủ bằng các dụng cụ bảo hộ bắt buộc 

+ Xây dựng một khu vực lưu trữ chất thải cách xa với cộng đồng và đường xá chung. 

+ Nơi lưu trữ bảo đảm thông gió tốt, người ngoài khó tiếp cận và tránh xa với các loài động vật gây hại. 

+ Sử dụng thùng lưu trữ chất thải riêng có nhãn rác thải COVID-19 để lưu trữ tạm thời, đặc biệt để tránh trộn lẫn với các loại chất thải khác; Điều này giúp người chịu tránh nghiệm xử lý dễ dàng xác định chất thải để xử lý cho phù hợp. 

+ Chất thải COVID-19 được khử trùng (dung dịch chlorine 0,5-1%) ngay sau khi tiến hành phân hủy sinh học

+ Không lưu giữ chất thải nhiễm COVID-19 quá 24 giờ sau khi thu gom 

Rac thai y te nhiem nCoV duoc xu ly the nao 4

(Sơ đồ quy trình quản lý chất thải COVID-19 tại Úc – Dữ liệu được điều chỉnh từ UNEP và WHO)

Quy trình xử lý và thải bỏ

Xử lý chất thải y tế nói chung và chất thải bị nhiễm COVID-19 nói riêng, được xử lý bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và quy định đã được phê duyệt (Mục tiêu của việc xử lý chất thải COVID-19 là  càng an toàn cho người xử lý càng tốt và tuyệt đối tránh gây tác động trực tiếp đến môi trường)

Nói chung, bất kỳ phương pháp nào được sử dụng để xử lý chất thải COVID-19 hoặc chất thải y tế lây nhiễm khác ở Úc đều phải: 

+ Làm cho chất thải không lây nhiễm, 

+ Làm cho chất thải bị phân hủy đạt tiêu chuẩn quy định 

+ Giảm đáng kể khối lượng chất thải sau xử lý, 

+ Không gây nguy hại ở mức độ cao, phụ phẩm sử dụng không độc hại và thân thiện với môi trường

Có một số phương pháp được sử dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải nhiễm COVID-19 và chất thải y tế lây nhiễm khác. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy được áp dụng phụ thuộc vào yếu tố như nguồn chất thải, thành phần và mối nguy hiểm khác nhau liên quan đến dòng thải, khả năng và hạn chế của công nghệ xử lý chất thải. Các phương pháp xử lý được sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạt động, bao gồm các cơ chế giám sát, thu thập và duy trì hoạt động liên tục.

3/ Khuyến nghị của WHO việc xử lý chất thải nhiễm nCoV hiện tại và định hướng tương lai

Dựa trên những phát kiến đã nghiên cứu, WHO đang kêu gọi cải cách và giảm việc sử dụng bao bì nhựa cho các thiết bị y tế. Cụ thể nhất là quá trình kêu gọi sử dụng đồ bảo hộ được làm từ vật liệu có thể tái sử dụng và dễ tái chế.

Giám đốc WHO, bà Maria cho biết: “ COVID-19 đã buộc thế giới phải tính đến những phương án phòng chống mới, quá trình nghiên cứu thêm những khía cạnh bị bỏ quên trong xử lý chất thải cũng như cách chúng ta sản xuất, sử dụng và loại bỏ các nguồn ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của mình”.

WHO cũng cho biết cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc ứng phó trực tiếp với các đại dịch trong tương lai để đảm bảo rằng việc xử lý chất thải y tế là mục tiêu tối ưu nhất cho vấn đề môi trường toàn cầu. Các khuyến nghị đề xuất bao gồm sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, tái sử dụng chất liệu PPE, sử dụng vật liệu có thể tái chế, dễ phân hủy sinh học và đầu tư vào công cuộc xử lý chất thải không đốt được.

Anne Woolridge, Chủ tịch Hiệp hội Chất thải Rắn Quốc tế, cho biết: “ Một sự thay đổi mang tính hệ thống về cách quản lý chất thải của cơ sở y tế sẽ bao gồm việc giám sát chặt chẽ hơn và có hệ thống chi tiết hơn nữa”.

Bà còn nói rằng: “Ngày càng có nhiều ý kiến ​​đánh giá cao rằng các khoản đầu tư cho y tế, chúng ta phải xem xét các tác động môi trường và khí hậu, cũng như nhận thức rõ hơn về các hành động vì lợi ích chung xã hội” – “Sử dụng PPE an toàn và hợp lý sẽ không chỉ làm giảm tác hại đến môi trường từ chất thải mà còn tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiềm năng và hỗ trợ hơn nữa việc ngăn ngừa lây nhiễm bởi các sự cố bất ngờ trong tương lai”

______________________________

Với những chia sẻ trên, mong rằng có thể giúp có những nhận định chi tiết về vấn đề xử lý rác thải y tế nhiễm nCoV hiện tại. Bên cạnh đó có thể tham khảo quy trình xử lý rác thải y tế nhiễm nCoV hiệu quả, nguyên tắc của Australia. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến chủ đề xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký