Ao tôm bị bọt dơ, váng bọt nhiều là hiện tượng thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, khiến tôm ăn yếu dễ mắc bệnh sưng mang, đen mang, nổi đầu,… Vậy khi xảy ra hiện tượng này bà con cần làm gì? Cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Các nội dung chính
Nguyên nhân khiến ao tôm bị bọt dơ, nhiều
Bọt trong ao tôm xuất hiện khi chạy quạt nước, tuy nhiên bọt thường sạch, không nhớt, không có vật chất lơ lửng, màng bọt sẽ nhanh chóng tan đi sau đó. Trường hợp màng bọt lâu tan, dơ, nhiều, tạo vệt dài hay tập trung ở góc tạo thành váng dơ chứng tỏ môi trường ao đang xấu đi, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.
Để xử lý tình trạng này hiệu quả dứt điểm, đầu tiên bà con cần xác định được nguyên nhân chính. Theo đó, ao tôm bị bọt dơ thường do các nguyên nhân sau:
- Tảo nở hoa: Khi ao tôm dư thừa dinh dưỡng, chất hữu cơ, các loài tảo sẽ phát triển mạnh, nở hoa, sinh ra nhiều chất độc gây nhớt đáy ao, tạo váng bọt khó tan
- Sụp tảo: Sụp tảo hay tảo chết hàng loạt sẽ gây ô nhiễm nước tạo váng bọt khó tan
- Quá trình phân huỷ yếm khí lớp bùn bã hữu cơ đáy ao: Sinh khí độc, khí độc kết hợp oxy hòa tan chuyển thành dạng ít độc, nhanh chóng phóng thích. Khi đáy ao tích tụ nhiều chất thải hữu cơ, quá trình yếm khí mạnh, khí độc gia tăng hình thánh váng bọt.
- Vi sinh vật dạng sợi phát triển: Vi sinh vật này sinh ra các hợp chất kỵ nước kết nối với bọt khí tạo váng, khi chúng chết đi sẽ phóng thích các chất bề mặt sinh học gây nhớt nước, hình thành váng bọt.
- Chất rắn lơ lửng: Có thể do đất rửa trôi, hạt keo đất sét lơ lửng không lắng, sự phát triển mạnh của động vật thuỷ sản làm đục ao. Ngoài ra, ao nông, sen vét không kỹ cũng làm nước đục, thức ăn thừa chất thải nhiều, sử dụng nhiều vôi, tạp chất khử chua cũng là nguyên nhân.
Cách xử lý tình trạng ao tôm bị bọt dơ
Để xử lý bà con dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng ao tôm bị bọt dơ kể trên. Các biện pháp bà con có thể áp dụng ngay để khắc phục tình hình gồm:
- Vớt váng, vớt bọt khỏi ao.
- Thay nước một phần (nếu có thể)
- Đặt nhá, vó để kiểm tra thức ăn liên tiếp 2-3 ngày nếu tảo nhiều, tôm giảm ăn từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm.
- Tăng cường chạy quạt và oxy đáy để cung cấp oxy cho tôm, tối thiểu >4 ppm.
- Cắt tảo nếu tảo dày, chú ý duy trì pH từ 7,5-8.5.
- Kết hợp sử dụng men vi sinh chứa các chủng Bacillus phân hủy bùn đáy, chất hữu cơ trong nước.
BIOGENCY khuyến khích bà con sử dụng là bộ 3 Microbe-Lift AQUA C, AQUA SA và AQUA N1. Trong đó:
- Microbe-Lift AQUA C: Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi, phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn, giúp nước không lợn cợn, không váng bọt, giữ màu nước ổn định suốt vụ.
- Microbe-Lift AQUA SA: Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi đẩy nhanh quá trình phân hủy lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt lớp váng cứng và những chất hữu cơ khó phân hủy, giảm khí độc phát sinh từ bùn đáy.
- Microbe-Lift AQUA N1: Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi giúp giảm nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa khí độc trong ao, giúp tôm không bị sốc khí độc mà chết.
Cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift như sau:
- Sử dụng 100ml vi sinh AQUA C/AQUA C + 50 lít nước + 1 kg mật đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng Nutri Pack ủ sục khí 24 giờ, sau đó tạt đều xuống ao (dùng cho ao 1000m3, giai đoạn tôm lớn hoặc ao gặp vấn đề nghiêm trọng, liều lượng dùng có thể thay đổi, liên hệ BIOGENCY để được hỗ trợ).
Đối với AQUA N1, để đạt hiệu quả tối ưu đến ủ sục khí kèm với Bicarbonate và đo nồng độ khí độc để xác định mức độ nghiêm trọng đang diễn ra, từ đó điều chỉnh liều lượng dùng cho phù hợp.
Phòng ngừa ao tôm bị bọt dơ, nhiều bằng cách nào?
Sau khi xử lý ao tôm bị bọt dơ, bà con nên chú ý tránh để tình trạng này lặp lại gây nguy hiểm cho tôm. Theo đó bà con cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Quan sát, theo dõi ao tôm, các chỉ tiêu môi trường như oxy, độ pH, kiềm,…
- Tính toán lượng thức ăn cho tôm vừa đủ, tránh dư thừa.
- Xi phông đáy ao định kỳ.
Đối với trường hợp bà con bắt đầu vụ nuôi, cần chú ý khâu cải tạo thật kỹ lưỡng, gia cố kỹ bờ ao, ao nuôi cần có độ sâu phù hợp, tính toán mật độ nuôi phù hợp, sử dụng và quản lý tốt thức ăn, quản lý tốt môi trường ao nuôi. Đồng thời nên duy trì sử dụng men vi sinh làm sạch ao để đảm bảo môi trường ao tốt nhất cho tôm phát triển.
Để được tư vấn chi tiết hơn cách xử lý ao tôm bị bọt dơ hay các sản phẩm men vi sinh, bà con vui lòng liên hệ đội ngũ BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý nước ao tôm bị nhớt
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh