Ao tôm thiếu oxy là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đến trong suốt vụ nuôi, vì hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố quan trọng giúp tôm thực hiện quá trình trao đổi chất và hô hấp. Đi cùng với việc sử dụng chế phẩm vi sinh Thủy sản để làm sạch nguồn nước ao thì cung cấp oxy là yếu tố cần thiết giúp tôm phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Mỗi loài tôm ở từng giai đoạn phát triển thì lại cần lượng oxy không giống nhau, nếu lượng oxy trong nước không đủ sẽ dẫn đến việc tôm bị bệnh, nặng hơn là sẽ chết hàng loạt gây ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế của người nuôi. Vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp xử lý đúng cách khi ao tôm thiếu oxy nhé !
Các nội dung chính
Nguyên nhân ao tôm thiếu oxy
Mật độ thả tôm quá nhiều: Nguyên nhân đầu tiên đã được kiểm chứng bởi nhiều người nuôi tôm chia sẻ, việc thả tôm quá dày khiến điều kiện cho tôm phát triển không được đảm bảo, dẫn đến việc thiếu oxy.
Chất thải, bùn và thức ăn thừa trong nước quá dày: Khi người nuôi không chú ý lượng thức ăn cho tôm như thế nào là vừa đủ sẽ dẫn đến lượng thức ăn thừa lắng xuống đáy, kết hợp với các chất thải, bùn khiến ảnh hưởng đến chất lượng nước, xuất hiện nhiều tảo lam. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu oxy trong ao hồ nuôi tôm.
Khí độc: Ảnh hưởng của việc dư thừa thức ăn, chất thải và bùn làm ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, từ đó tích tụ ra nhiều khí độc như NH3, H2S. Các khí độc này tăng cao làm giảm hàm lượng khí oxy trong nước và khiến đề kháng của tôm suy giảm, dễ bị bệnh. (Xem các loại khí độc trong ao tôm và cách xử lý)
Áp suất khí quyển thấp: Ao nuôi tôm quá sâu, không có gió lưu thông hoặc vào mùa hè trước khi trời mưa, áp suất khô khí giảm khiến lượng oxy thấp hoặc khi mưa giông nắng, nhiệt độ tầng đáy cao làm các chất mùn bã hữu cơ đảo lên phân hủy tiêu hao oxy làm cho tôm nổi đầu.
Triệu chứng tôm thiếu oxy
Hàm lượng khí oxy hòa tan trong nước thấp, cùng với các yếu tố môi trường trong ao xấu dẫn đến các tác động không tốt đến sức khỏe của tôm. Lượng oxy dưới đáy ao quá thấp khiến tôm không thể xuống săn mồi, khi đó, tôm sẽ có dấu hiệu: bỏ ăn hoặc ăn chậm, nổi đầu vào buổi sáng, kéo đàn dạt vào bờ,… nghiêm trọng hơn là chết hàng loạt vào buổi sáng sớm.
DO hay hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tỉ lệ sống của tôm. Chính vì vậy, bà con cần phải theo dõi và thực hiện tốt các giải pháp quản lý DO trong ao tôm để đạt hiệu quả năng suất cao trong chăn nuôi.
Hàm lượng oxy trong nước dưới 3mg/lít khiến mang tôm chuyển từ màu trắng sang màu hồng. Ở nhiều ao ở ven biển miền Trung, Nam Bộ, lượng oxy hòa tan trong nước về đêm chỉ từ 1-2,8 mg/ml, có thời điểm chỉ còn 0, đó là lý do tại sao tôm bị ngạt và nổi.
Biện pháp xử lý đúng cách
Khi phát hiện tôm có dấu hiệu thiếu oxy bằng các triệu chứng trên, người nuôi cần xử lý cấp cứu nhanh bằng việc chạy quạt nước trong khoảng 12h/ngày với tôm từ 1 – 20 ngày tuổi, >15h/ngày với tôm từ 21 ngày tuổi trở lên và sử dụng các chế phẩm cung cấp oxy ngay lập tức cho ao nuôi.
Sau đó, thực hiện việc thay 30 – 50cm nước cho ao nuôi. Nếu như ao nuôi có nồng độ oxy hòa tan và pH quá thấp làm cho khí độc H2S tăng cần chạy quạt luôn, sử dụng thêm vôi CaCO3 với lượng 20kg/1000m3 tạt khắp ao nhằm tăng pH, giảm H2S, sau đó bổ sung oxy cho ao tôm.
Người nuôi cần chú ý giảm lượng thức ăn trong những ngày tới rồi thay nước cho ao.
Biện pháp phòng tránh đúng cách
Giai đoạn chuẩn bị ao nuôi tôm
Ao nuôi tôm cần được cải tạo đúng kỹ thuật, tẩy dọn sạch sẽ bùn đáy ao bằng men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA SA và phơi nắng đáy ao từ 4-10 ngày hoặc khi đất nẻ chân chim để diệt vi khuẩn gây bệnh còn tích tụ trong đáy.
Phân bón nên được ủ kỹ, lượng phân bón phụ thuộc theo điều kiện thời tiết và chất lượng nước.
Mật độ tôm nuôi không quá dày để đảm bảo môi trường có đủ oxy.
Giai đoạn trong khi nuôi tôm
Duy trì hàm lượng oxy hòa tàn > 4mg/lít nhằm đủ điều kiện cho tôm sống và khỏe.
Phòng ngừa và xử lý khí độc trong ao thường xuyên bằng chế phẩm vi sinh chất lượng MICROBE-LIFT AQUA N1 – Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi.
Kết hợp sử dụng MICROBE-LIFT AQUA C – Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi khi thấy dấu hiệu thức ăn thừa và các chất bài tiết quá nhiều để tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.
Đặc biệt quan tâm đến những sự thay đổi của môi trường nước để bơm nước sạch và thường xuyên sục khí, cung cấp đủ oxy cho tôm. Đo định kỳ oxy 2 lần/ ngày để nắm được sự biến động của oxy để có các biện pháp kịp thời.
—————————-
Bên cạnh việc giải quyết kịp thời ao tôm thiếu oxy, thì người nuôi cần nắm rõ những biện pháp phòng tránh để duy trì hàm lượng oxy trong ao ổn định giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nước, khử khí độc cũng là điều cần thiết nên làm nhằm mang lại lợi ích lâu dài, bền vững. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên đây về vấn đề ao tôm thiếu oxy sẽ hữu ích cho bà con trong vụ nuôi. Để được tư vấn thêm về vấn đề xử lý ao tôm thiếu oxy bằng phương pháp sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh