be aerotank va nhuung dieu can biet khi van hanh 01

Bể Aerotank và những điều cần biết khi vận hành

Bể Aerotank là loại bể có lịch sử hình thành từ rất lâu, được ứng dụng phổ biến trong việc xử lý các loại nước thải. Tuy nhiên để vận hành bể Aerotank đạt hiệu quả tối ưu thì người vận hành cần nắm được một số điều cần thiết dưới đây.

Bể Aerotank và những điều cần biết khi vận hành

Bể Aerotank là gì?

Bể Aerotank ra đời từ năm 1887, thực chất đây là bể sinh học hiếu khí. Bể được xây dựng để xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ hòa tan, các chất ô nhiễm có trong nước như H2S, Amoni, Nitơ. Phương pháp xử lý nước thải bằng bể Aerotank dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật trong điều kiện được cung cấp Oxy đầy đủ và liên tục.

Điều kiện áp dụng phương pháp xử lý bằng bể Aerotank gồm:

  • Tỉ lệ BOD/COD > 0,5, các loại nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy chế biến hải sản, nước thải nhà máy đường, thực phẩm, thủy sản, giấy.. thường đảm bảo các yếu tố này.
  • Quá trình phản ứng yêu cầu DO từ 1,5 – 2 mg/l;
  • Nhiệt độ yêu cầu >25 oC;
  • Độ pH yêu cầu dao động trong khoảng từ 6,5 – 7,5;
  • Duy trì hàm lượng dinh dưỡng trong bể tương ứng với tỉ lệ: BOD:N:P = 100:5:1;
  • Nước ô nhiễm có BOD<1000 mg/l;
  • Không có chứa các loại kim loại nặng như: Cr; Ag; Hg; Mn…quá cao có thể gây sốc tải.

Cấu tạo bể Aerotank

Bể Aerotank có cấu tạo đơn giản từ bê tông cốt thép. Có 2 loại hình dạng, một hình chữ nhật hoặc hình tròn. Dưới đáy được bố trí hệ thống phân phối khí và đĩa thổi khí nhằm mục đích phân phối khi khắp bể. Hệ thống này nhằm mục đích điều hòa toàn bộ lượng khí tại bể, đảm bảo DO duy trì từ 1.5 -2ml/g. Đây là yếu tố góp phần cung cấp Oxy cho vi sinh vật phát triển, hoạt động.

Khi thiết kế bể cần đảm bảo 3 điều kiện quan trọng là giữ được lượng bùn lớn có trong bể. Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật phát triển và sinh trưởng. Đặc biệt nhất là cần cung cấp lượng Oxy đầy đủ và liên tục. Để đáp ứng điều kiện này thường chiều cao tối thiểu của bể phải đạt từ 3.5m. Đồng thời vi sinh vật thường được bế trí thêm giá thể vào trong bể để tăng cường quá trình trao đổi chất.

Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank

Vì vận hành dựa trên cơ chế hoạt động sống của vi sinh vật với điều kiện cần cung cấp Oxy đầy đủ và liên tục. Chính vì vậy nguyên lý hoạt động của bể Aerotank được diễn ra với 3 giai đoạn sau:

Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank

Oxy hóa các chất hữu cơ

Đây là giai đoạn bùn hoạt tính hình thành và phát triển nhanh chóng. Tốc độ Oxy hóa càng cao thì tốc độ tiêu thụ khí Oxy diễn ra càng nhanh. Lúc này lượng dinh dưỡng trong chất thải cao nên vi sinh phát triển rất nhanh chóng. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ Oxy càng lớn.

Quá trình tổng hợp tế bào mới

Lúc này vi sinh hoạt động ổn định và việc tiêu thụ Oxy không có nhiều thay đổi. Đây cũng là giai đoạn các chất hữu cơ được phân hủy nhiều nhất, hoạt lực của enzyme trong bùn cũng đạt cực đại.

Quá trình phân hủy nội bào

Đây là giai đoạn tốc độ tiêu thụ Oxy tăng cao vì diễn ra quá trình Nitrat hóa các Amoni. Sau đó nhu cầu tiêu thụ Oxy sẽ giảm xuống.

Như vậy về bản chất thì nguyên lý hoạt động của bể Aerotank là Oxy cần được cung cấp bằng máy thổi khí và được đảo liên tục để vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ tốt, phân hủy chúng dễ dàng hơn.

Phân loại bể Aerotank

Hiện trên thị trường bể sinh học lọc khí Aerotank rất được ưa chuộng. Chúng được chia thành loại khác nhau, tương ứng với mỗi loại bể sẽ phù hợp với các loại nước thải khác nhau.

Bể Aerotank truyền thống

Bể truyền thống thường có tải trọng thấp, áp dụng khi BOD <400MG/L nhưng lại có hiệu suất xử lý BOD đạt đến 95%. Thường thì bể này sẽ áp dụng xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm không cao như nước thải sinh hoạt.

Be Aerotank truyen thong

Bể Aerotank một bậc

Bể này áp dụng đối với nước thải có BOD>500mg/l với thời gian duy trì thổi khí liên tục từ 6-8h, hiệu suất đạt 90-95%. 

Be Aerotank truyen thong 1

Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc

Bể này áp dụng cách ngăn bể thành nhiều ngăn để kéo dài đường đi của nước thải, kéo dài thời gian nước thải di chuyển trong bể để cân bằng tải lượng BOD, tăng độ hòa trộn Oxy để hiệu quả xử lý cao hơn. Loại bể này áp dụng với nước thải có BOD >500mg/l, nhiệt độ từ 6-35 độ C, độ pH từ 6.5-9, chất rắn lơ lửng trong bể lớn.

Be Aerotank truyen thong 2

Bể Aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định

Bể loại này hoạt động bằng cách bùn từ bể lắng sơ cấp được trộn với bùn hoạt tính, ổn định trong đầu bể. Sau đó đi qua ngăn tiếp xúc để hấp thụ các chất lơ lửng, chất bẩn hòa tan trong nước thải. Thời gian lưu nước từ 30-60p rồi chảy về bể lắng cuối. Bùn tại bể lắng thứ cấp được bơm tuần hoàn lại đầu bể Aerotank nhằm tái sinh. Tại bể tái sinh, bùn được làm thoáng trong thời gian 3-6h để có khả năng Oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Lượng bùn dư sẽ xả ra ngoài trước ngăn tái sinh.

Bể phù hợp với dung tích lưu lượng nhỏ, khả năng chịu được sự dao động của tải lượng cũng như lưu lượng chất thải. 

Bể Aerotank thông khí kéo dài

Bể này có tải trọng thấp, thời gian lưu nước từ 20-30h, áp dụng cho công suất nhỏ hơn 3500m3/ngày. 

Be Aerotank truyen thong 3

Làm sao để tăng hiệu suất xử lý của bể Aerotank

Mỗi loại bể sẽ có mức độ xử lý khác nhau. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống đúng chuẩn, đơn vị vận hành cần nắm được các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật, tránh để vi sinh vật chết trong bể, giảm hiệu suất xử lý. Hoặc để tăng hiệu suất, duy trì hiệu suất xử lý tại bể Aerotank, đơn vị vận hành cần bổ sung thêm men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND 

Để được tư vấn thêm, liên hệ ngay Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký