Bể hiếu khí là công trình được rất nhiều hệ thống xử lý nước thải sử dụng để loại bỏ các chất thải hữu cơ. Tuy nhiên cách để vận hành bể một cách hữu hiệu nhất thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết này Biogency sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về bể hiếu khí và những vấn đề liên quan giúp vận hành tốt loại bể này.
Các nội dung chính
Bể hiếu khí là gì?
Bể hiếu khí hay còn được gọi là bể bùn hoạt tính, bể Aerotank. Đây là bể phản ứng sinh học được làm hiếu khí bằng cách thổi khí nén và khuấy đảo cơ học làm cho vi sinh vật (VSV) tạo thành các hạt bùn hoạt tính lơ lửng.
Cấu tạo bể khá đơn giản. Bể có thể hình chữ nhật hoặc hình tròn. Ở bên trong bố trí những hệ thống để có thể phân phối khí đi khắp bể như đĩa thổi khí, ống phân phối khí. Hệ thống này nhằm tăng cường hệ thống điều hòa khí tại bể và tăng cường được nhiều lượng Oxy hòa tan trong bể, cung cấp Oxy cần thiết để nuôi sống VSV hữu ích trong bể. Cấu tạo bể hiếu khí cần đảm bảo các điều kiện:
- Phải giữ được lượng bùn lớn có trong bể
- Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật phát triển và sinh trưởng tốt nhất
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho nhu cầu phát triển vi sinh vật
Các loại bể hiếu khí (Aerotank) phổ biến được ứng dụng tại các hệ thống xử lý nước thải có thể kể đến như bể Aerotank truyền thống, loại trọng tải cao nhiều bậc, loại có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính, loại không khí kéo dài..
Nguyên lý hoạt động của bể hiếu khí
Về bản chất, nguyên lý hoạt động của bể hiếu khí là Oxy được cung cấp bằng máy thổi khí và được đảo trộn liên tục để làm cho các chủng vi sinh Oxy hóa khoáng chất các chất hữu cơ có trong nước thải. Từ đó các chất hữu cơ dễ phân hủy được vi sinh vật hiếu khi sử dụng để phát triển sinh khối. Cụ thể quá trình hoạt động của bể hiếu khí xảy ra qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tốc độ oxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ Oxy. Ở giai đoạn này, bùn hoạt tính được hình thành và phát triển. Các VSV được sinh trưởng mạnh dẫn đến lượng Oxy tăng cao.
- Giai đoạn 2: Vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ Oxy gần như không thay đổi. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ bị phân hủy mạnh nhất.
- Giai đoạn 3: Tốc độ oxi hóa giảm dần và sau đó lại tăng lên. Tốc độ phân hủy chất bẩn hữu cơ giảm dần và quá trình Nitrat hóa Amoniac xảy ra. Sau cùng, nhu cầu tiêu thụ Oxy lại giảm và quá trình làm việc của Aerotank kết thúc.
Ưu nhược điểm bể hiếu khí
Bể hiếu khí là công trình được ứng dụng trong phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Ưu điểm của bể hiếu khí Aerotank:
- Hiệu quả để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải, giúp quá trình xử lý sau ổn định hơn
- Mùi hôi phát sinh ít hơn so với phương pháp kỵ khí
- Đạt hiệu quả Nitrat hóa cũng như oxy hóa cao
- Thích hợp với nhiều loại nước thải
- Có khả năng loại bỏ rất nhiều chất rắn lơ lửng
- Hiệu quả xử lý cao, hiệu quả tốt
- Hiệu suất xử lý BOD có thể đạt đến 95%
- Vận hành tương đối đơn giản, an toàn
- Có thể thích hợp với nhiều loại nước thải
Nhược điểm với các loại nước thải có hàm lượng độc tính cao khó xử lý hiệu quả cần kết hợp bể hiếu khí và các bể công nghệ khác để tăng hiệu suất xử lý của hệ thống. Đồng thời bể hiếu khí cần năng lượng để hoạt động.
>>> Tham khảo: Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí
Làm thế nào để vận hành bể hiếu khí đạt hiệu quả cao?
Nắm được nguyên lý hoạt động nhưng không phải ai cũng biết cách vận hành bể hiếu khí đạt hiệu quả cao trong hệ thống xử lý nước thải. Để vận hành tốt bể hiếu khí cần nắm được các điều kiện áp dụng bể Aerotank trong thực tế gồm:
- Tỉ lệ BOD/COD > 0,5, các loại nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy chế biến hải sản, nước thải nhà máy đường, thực phẩm, thủy sản, giấy.. thường đảm bảo các yếu tố này.
- Quá trình phản ứng yêu cầu DO từ 1,5 – 2 mg/l;
- Nhiệt độ yêu cầu >25 oC;
- Độ pH yêu cầu dao động trong khoảng từ 6,5 – 7,5;
- Duy trì hàm lượng dinh dưỡng trong bể tương ứng với tỉ lệ: BOD:N:P = 100:5:1;
- Nước ô nhiễm có BOD<1000 mg/l;
- Không có chứa các loại kim loại nặng như: Cr; Ag; Hg; Mn…quá cao có thể gây sốc tải.
Đồng thời nhà vận hành cần nắm được cách khắc phục với một số sự cố thường thấy trong quá trình vận hành bể Aerotank như:
- Bùn phát triển và phân tán
- Bùn vi sinh không kết dính được
- Bùn vi sinh bị nổi
- Bể xuất hiện bọt nâu
- Bọt trắng nổi tại bể hiếu khí
- Hiện tượng bọt váng
- Bùn bị tạo thành khối
TĂNG HIỆU SUẤT BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH BỔ SUNG MEN VI SINH MICROBE-LIFT IND
Với công nghệ độc quyền của Ecological Laboratories Inc (USA) sản xuất vi sinh dưới dạng lỏng, sở hữu các chủng VSV chuyên biệt, Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh được hàng ngàn trạm xử lý nước thải lựa chọn để bổ sung vào bể sinh học, trong đó điển hình là bể hiếu khí Aerotank. (Tham khảo: Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí)
Lợi ích sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND vào bể hiếu khí:
- Tối ưu hiệu suất, đạt hiệu quả xử lý BOD, COD, TSS cao nhất.
- Ngăn ngừa các sự cố sốc tải, chết vi sinh.
- Khôi phục hệ vi sinh sau sự cố sốc tải.
Đặc biệt Microbe-Lift có khả năng hoạt hóa cực nhanh vì tồn tại ở dạng lỏng, chỉ cần đổ trực tiếp, không cần ngâm ủ phức tạp, vi sinh sẽ lập tức thích nghi, phân hủy các chất hữu cơ và tăng số lượng theo cấp số nhân, mang đến hiệu suất xử lý đạt ở mức cao đến 85%, chống sốc tải hệ thống.
Tham khảo: Các sự cố vi sinh thường gặp tại bể hiếu khí
Hiện men vi sinh Microbe-Lift được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Biogency. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn giúp bạn cách sử dụng men vi sinh đạt hiệu quả tối ưu. Biogency cam kết đồng hành cùng khách hàng trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm, hỗ trợ tức thì các sự cố nếu có. Cam kết đổi trả khi có vấn đề…
Để đặt hàng hoặc hỗ trợ tư vấn liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh