thumb xu ly chat thai

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải – nguồn nước sạch, môi trường xanh

Hệ thống xử lý nước thải là quá trình tạo ra nhằm ngăn chặn các chất độc hại, những chất gây ô nhiễm khỏi nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện… với mục tiêu bảo vệ môi trường và nước thải sẽ được tái sử dụng sau xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Một hệ thống xử lý nước thải bao gồm nhiều công nghệ xử lý nước riêng lẻ, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cụ thể của từng cơ sở xử lý. Đối với từng loại nước thải và tùy theo loại hình sản xuất, các công nghệ xử lý khác nhau sẽ được kết hợp để tạo nên một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hiệu quả sẽ giải quyết được vấn đề:

  • Các chất gây ô nhiễm có trong nước thải sẽ được xử lý. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Giảm chi phí đầu tư xây dựng và vận hành trong quá trình xử lý nước thải.
  • Dễ dàng nâng cấp khi có yêu cầu thay đổi về tiêu chuẩn xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp gồm những quy trình nào?

2.1. Giai đoạn thu gom rác

Quá trình xử lý nước thải công nghiệp được bắt đầu từ khu vực song chắn rác. Nước thải công nghiệp được đưa về bể thu gom. Tại đây cũng được lắp đặt các thiết bị đo pH, nồng độ SS của nước thải công nghiệp cung cấp.

Bể thu gom: Đây là nơi chứa tất cả nước thải ban đầu trong toàn hệ thống. Nó mang vai trò thu thập toàn bộ lượng nước thải thu được từ các nhà máy, công ty, cũng như nước thải sinh hoạt của toàn bộ người lao động. Nước thải từ bể này được đưa sang bể khác để được làm sạch. Vai trò chủ yếu của bể này là thu giữ các chất gây ô nhiễm lớn kết hợp với bộ lọc chất thải trước khi chúng vào bể.

1 xu ly chat thai

2.2. Giai đoạn lọc rác tinh và tách dầu mỡ

Nước thải từ bể thu gom được đưa qua hệ thống lọc rác tinh trước khi được đưa tới quy trình xử lý nước thải chính của khu công nghiệp. Khu vực này được lắp đặt 2 máy bơm để giữ lại các hạt cặn bẩn có kích thước 0,75 mm và tiếp đến nước thải mới đi vào bể tách dầu mỡ.

Bể tách dầu mỡ: Ở các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hầu hết để xử lý nước thải ngành công nghiệp thực phẩm đều cần sử dụng tới bể tách dầu mỡ. Dầu mỡ gây tắc nghẽn và làm giảm hiệu suất xử lý của các chu trình phía sau. Thường xảy ra khi vệ sinh khu vực bếp và các nguyên liệu chế biến thực phẩm. Đây là loại bể có chức năng tách dầu mỡ ra khỏi nước thải và đưa đến bể điều hòa.

Tham khảo: Tăng hiệu quả xử lý bể tách dầu mỡ

2.3. Giai đoạn điều hòa nước thải

Lượng nước thải sau khi được tách dầu mỡ sẽ được đưa sang bể điều hòa. Tại đây, hệ thống hai máy bơm chìm sẽ khuấy trộn liên tục để điều hòa lượng nước thải, và sau đó cũng có nhiệm vụ đưa lượng nước thải qua các bể tiếp theo.

Bể điều hòa: Lượng nước thải trong một ngày của các nhà máy, xí nghiệp được tập trung tại đây. Bể có chức năng ổn định nồng độ, tốc độ dòng chảy và độ pH của nước thải. Dưới đáy bể điều hòa được lắp đặt hệ thống quạt gió và máy khuấy chìm giúp khuấy trộn liên tục, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và mùi hôi.

Tham khảo: Vai trò bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải

2 xu ly chat thai
Bể điều hòa

2.4. Giai đoạn kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí và lắng chắt nước trong

Đây là một quy trình được hoạt động liên tục theo thứ tự các bể: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí và lắng nước. Nhìn chung, đây được xem là giai đoạn chính trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp.

  • Bể kỵ khí: Ba quá trình cơ bản sẽ được diễn ra trong bể kỵ khí: phân hủy, lắng và tách khí. Bể này có thể xử lý các chất hữu cơ có nồng độ cao, đây là thành phần cơ bản của hệ thống xử lý nước thải sinh học. Một đặc điểm khác biệt của bể này là nó được đóng kín và không có oxy bên trong buồng. Đây là điều kiện hoàn hảo cho các loài vi khuẩn kỵ khí sinh trưởng nhanh và mạnh nhất.
  • Bể thiếu khí: Bể thiếu khí là bể có chức năng loại bỏ Nito và Photpho trong nước thải một cách hiệu quả. Sau khi nước được chuyển sang bể này, nó sẽ trải qua quá trình lên men, khử nitrat,… Bể được thiết kế bên trong gắn máy khuấy để các chất thải không bị lắng đọng và cũng là điều kiện phù hợp để cho các loài vi khuẩn sinh trưởng.
  • Bể hiếu khí: Bể xử lý hiếu khí là  một thiết bị xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh vật hiếu khí. Còn gọi là bể bùn hoạt tính, các vi sinh vật  trong này hoạt động ở trạng thái lơ lửng. Các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ và phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải làm thức ăn, đồng thời sử dụng oxy để sinh sôi. Các bông cặn được hình thành trong bể này và phát triển nhanh chóng, giúp giảm BOD và COD hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phải dùng máy thổi, quạt gió thì quá trình này tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
  • Bể lắng: Bể lắng được sử dụng phổ biến giúp lắng và tập trung nước thải. Độ sâu của một bể lắng phải tối thiểu là 3 m và thời gian để lưu nước tối thiểu là 5 giờ để đảm bảo điều trị hiệu quả. Vì thế, bể thường có kích thước rất lớn để chứa được lượng nước lớn trong thời gian dài. Bùn sau đó được thu gom về bể chứa bùn. Chu kỳ của bể vẫn được tiếp tục sau đó.

2.5. Giai đoạn tách bùn

Lượng bùn sau khi được lắng chắt nước ở giai đoạn trước sẽ được bơm hút để đưa qua bể chứa bùn. Còn lượng nước chắt được sẽ được chuyển đến bể khử trùng.

  • Bể chứa bùn: Đúng như tên gọi, vai trò chính là chứa bùn từ các bể trước đó bao gồm bể hiếu khí, bể thiếu khí và bể lắng. Ở bể này, máy ép bùn thường được sử dụng kết hợp để làm khô bùn nhanh và giảm kích thước bùn. Bùn được đưa đến một đơn vị có cơ sở thu gom phù hợp theo đúng quy định của Nhà nước.
  • Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua các bể trước sẽ được đưa đến bể khử trùng. Loại bể này rất cần thiết trong bất kỳ cơ sở công nghiệp nào. Vì trong nước thải sau các bước trên vẫn còn rất nhiều mầm bệnh còn sót lại. Hầu hết các hệ thống xử lý đều sử dụng clo để khử trùng và sau đó chuyển sang bể chứa nước sạch.

2.6. Giai đoạn trữ nước

Lượng nước trong sau khi được khử trùng tại bể khử trùng đã trở thành nước sạch. Lượng nước này sẽ được bơm chuyển sang bể chứa nước sạch

Bể chứa nước sạch: Nước thải sau khi được xử lý tại các bể ở trên, tiếp đến nước được chuyển sang bể chứa nước sạch. Nước được trữ tại đây đạt yêu cầu và được xả vào nguồn tiếp nhận.

3 xu ly chat thai

Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải có thể nói là một công việc khó khăn với các chức năng khác nhau. Bể xử lý là thành phần quan trọng nhất của hệ thống. Trong quá trình vận hành, các công ty cũng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy trình, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hợp lý. Hoạt động này giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ hệ thống và chất lượng nước theo đúng quy định của Nhà nước.

Tìm hiểu chế phẩm vi sinh Microbe – Lift SA trong xử lý bùn

Vi sinh xử lý bùn MICROBE-LIFT SA là một trong những quần thể vi sinh có độ hoạt tính mạnh và hoạt động như một chất gia tốc được thiết kế đặc biệt với mục đích nhằm thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ khó phân huỷ và làm giảm thể tích bùn trong quá trình xử lý các loại nước thải, hồ ao,…

MICROBE-LIFT SA bao gồm những thành phần dưới đây:
– Những hợp chất humic và các vi sinh vật tồn tại tự nhiên trong bùn đất.
– Một số loại vật liệu tế bào chứa gốc humic có vai trò như chất ức chế vi sinh.
– Dưỡng chất vi dưỡng, vi sinh thiết yếu.

Sản phẩm vi sinh học MICROBE-LIFT SA có các ưu điểm sau:

– Khả năng phân huỷ của lớp bùn đáy tăng cao.

– Tăng khả năng phân huỷ bề mặt của lớp bùn đáy và các chất hữu cơ không thể phân huỷ.

– Nâng cao khả năng lắng trong quá trình phân huỷ.

– Hạn chế mùi hôi thối trong quá trình cải tạo và sửa chữa hệ thống xử lý nước thải.

– Giảm thiểu sự phát sinh mùi trong quá trình phân huỷ và xử lý.

4 xu ly chat thai
Chế phẩm vi sinh xử lý bùn  MICROBE-LIFT SA

Bài viết trên đã mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về các loại bể xử lý trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và việc lựa chọn chế phẩm vi sinh xử lý bùn  MICROBE-LIFT SA . Để được phục vụ và tư vấn về sản phẩm vi sinh tốt nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Biogency qua Hotline: 0909 538 514.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hệ thống xử lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm kênh mương, sông hồ – SÁNG CHẾ VIỆT – CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (ipvietnam.gov.vn)
  2. What is Wastewater Treatment? | Wastewater Digest (wwdmag.com)
  3. Wastewater Treatment Water Use | U.S. Geological Survey (usgs.gov)
  4. OLSSON, Gustaf; NEWELL, Bob. Wastewater treatment systems. IWA publishing, 1999.
  5. LETTINGA, Gatze. Anaerobic digestion and wastewater treatment systems. Antonie van leeuwenhoek, 1995, 67: 3-28.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký