Hệ thống xử lý nước thải Unitank là một khối bể được chia làm 3 ngăn. Thông thủy với nhau bằng cửa mở ở phần tường chung.
Hoạt động của bể gồm 2 pha chính và 2 pha trung gian. Trong mỗi ngăn sẽ có máy sục khí và cánh khuấy. Hai ngăn ngoài có hệ thống máng tràn nhằm thực hiện cả 2 chức năng là sục khí và lắng.
Hình 1. Unitank – xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Các nội dung chính
Các giai đoạn xử lý nước thải của bể Unitank
Giai đoạn chính thứ nhất
Nước thải được đưa vào ngăn số 1 và được sục khí. Tại đây, nước sẽ được hòa trộn với bùn hoạt tính. Các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy một phần. Sau đó nước thải sẽ tiếp tục được đưa vào ngăn số 2. Ngăn này tiếp tục được sục khí. Cuối cùng nước thải được đưa vào ngăn số 3 trong điều kiện tĩnh. Bùn sẽ được lắng xuống đáy bể và nước trong sẽ được chảy ra ngoài máng tràn.
Giai đoạn trung gian thứ nhất
Mỗi pha chính sẽ được tiếp nối bằng một pha trung gian. Tại đây nước thải sẽ được đưa vào ngăn số 2 và được sục khí. Trong khi đó ngăn 1 và 3 đóng vai trò là ngăn lắng. Trong thời gian này, pha chính tiếp theo (với hướng chảy ngược lại) sẽ được chuẩn bị để đảm cho quá trình phân tách bùn và nước trong tốt.
>>> Xem thêm: BỂ BÙN HOẠT TÍNH (bể hiếu khí Aerotank)
Giai đoạn chính thứ hai
Lúc này nước thải sẽ được đưa vào từ ngăn thứ 3 và được sục khí tại đây. Sau đó nước thải sẽ được đưa vào ngăn số 2 và tiếp tục sục khí. Cuối cùng nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất trong điều kiện tĩnh. Ngăn này đóng vai trò là ngăn lắng. Lúc này bùn sẽ được lắng xuống đáy bể và nước trong sẽ chảy ra ngoài theo máng tràn.
Giai đoạn trung gian thứ hai
Ở giai đoạn này, nước thải sẽ được đưa vào ngăn thứ 2 và sục khí. Ngăn thứ nhất và thứ 3 đóng vai trò là ngăn lắng. Nhưng lúc này ngăn thứ nhất sẽ ở cuối quá trình lắng. Giai đoạn này chuẩn bị cho hệ thống bước vào giai đoạn chính thứ nhất. Bắt đầu cho chu trình mới.
Hình 2. Bể Unitank
Ưu điểm của loại hình công nghệ bể Unitank này là:
- Tích hợp được các công đoạn Anoxic, hiếu khí và lắng vào trong 1 công trình xử lý giúp tiết kiệm được diện tích xây dựng.
- Không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu giúp tiết kiệm được điện năng, giảm chi phí vận hành.
- Có thể sử dụng hệ thống phân phối khí theo kiểu nổi hoặc chìm.
- Cùng tạo ra các quá trình hiếu khí – thiếu khí – kỵ khí trong cùng một chu trình giúp xử lý tốt được các hợp chất nitơ trong nước thải.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh