Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi: Dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi: Dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi không còn xa lạ, bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao khiến bà con nuôi không khỏi nơm nớp lo sợ. Bài viết này, bà con cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến hướng dẫn điều trị, phòng ngừa.

Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi là gì? Nguyên nhân

Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh do 2 loại vi khuẩn Gram dương là StreptococcusStreptococcus Agalactiae gây ra, thường gặp trên tất cả các loại cá nhưng phổ biến nhất là ở loài cá rô phi.

Vi khuẩn Streptococcus agalactiae
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae

Vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây bệnh ở cá rô phi qua các đường như cá khoẻ ăn cá bị bệnh, ăn thịt cá nhiễm bệnh, qua vết thương trên da của cá hoặc cũng có thể lây từ môi trường sáng cá. Vi khuẩn này phát triển tốt ở nhiệt độ 30°C đến 37°C, có khả năng phát triển ở độ mặn 0‰ đến 35‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3 ngày đến 7 ngày.

Bệnh lây ở mọi lứa tuổi, kích cỡ cá (thường cá trên 100g dễ mắc bệnh nhất), xuất hiện chủ yếu vào mùa có nhiệt độ cao, hàm lượng DO thấp, tôm bị stress. Bệnh ở giai đoạn cấp tính thường có đỉnh điểm tử vong vào khoảng 2-3 tuần sau khi nhiệt độ nước tăng cao, tỷ lệ chết từ 90-100%.

Dấu hiệu cá rô phi mắc bệnh liên cầu khuẩn

Để kịp thời có phương án điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi, bà con cần nắm được những dấu hiệu cơ bản khi phát định. Sau đây là một dấu hiệu phổ biến ở cá rô phi mắc bệnh liên cầu khuẩn:

  • Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng do vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương
  • Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, một số nặng sẽ bơi nghiêng mình trên mặt nước và quay tròn sau đó tử vong
  • Mắt cá lồi một bên và trên mắt kéo một lớp màng màu trắng đục
  • Phía trong nắp mang bị xuất huyết, màu đỏ nhưng không bị thối
  • Giải phẩu thấy khoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí
  • Ở giai đoạn nhiễm trùng máu sẽ xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt, ống ruột. Lá lách thường mở rộng ra (trương và sưng nhẹ)
  • Khi bệnh nặng, bệnh thường kết hợp với những vi khuẩn cơ hội khác như vi khuẩn Aeromonas spp ở nước ngọt và Vibrio spp ở nước lợ.
Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi.
Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi

Dưới đây là hướng dẫn điều trị và phòng ngừa bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi để bà con dễ dàng tham khảo.

Cách điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi

Khi bà con phát hiện cá bị bệnh liên cầu khuẩn thì cần tuân thủ phác đồ điều trị:

  • Giảm cho ăn: Bà con giảm 1 phần hoặc thậm chí ngừng cho cá ăn một thời gian để kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong.
  • Giảm mật độ nuôi: Giảm mật độ giúp tăng lượng DO, giảm căng thẳng cho cá và nguy cơ lây lan bệnh.
  • Giảm nhiệt độ nước: Điều này giúp giảm gia tăng căng thẳng cho cá (có thể tạo điều kiện vi khuẩn phát triển). Với ao nuôi tuần hoàn nước có thể điều chỉnh hạ thấp nhiệt độ nước. Với ao nhỏ lẻ bà con sử dụng lưới che nắng vào ban ngày, ban đêm sử dụng quạt để giảm nhiệt độ nước và tăng oxy.
  • Điều trị bằng kháng sinh: Cung cấp cho cá kháng sinh Doxycycline (100%) với liều lượng 4g/100kg cá, liên tục trong 5 ngày và kết hợp với Vitamin C 2-4 g/100kg cá. Đồng thời, xử lý môi trường bằng TCCA hoặc BKC theo hướng dẫn. Hòa tan kháng sinh và Vitamin C vào nước, sau đó tẩm đều lên thức ăn công nghiệp và cho cá ăn khi thức ăn đã ráo.

Lưu ý: Kháng sinh chỉ điều trị bệnh ở giai đoạn mới bị, khi dùng bà con chú ý liều lượng tránh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, tồn dư kháng sinh còn lại trong thịt cá.

Cách phòng ngừa bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi

Có thể thấy, vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn chỉ tấn công khi cá stress, sức đề kháng yếu. Do đó nếu bà con chủ động trong công tác phòng ngừa sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro mắc bệnh. Dưới đây là các gợi ý.

Cải tạo ao kỹ sau mỗi vụ nuôi:

Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh ở tôm, cá. Bà con sau mỗi vụ nuôi cần tuân thủ quy trình cải tạo ao với các bước cơ bản sau:

  • Tháo cạn nước, vét bớt bùn chỉ để lại mức 10-15 cm.
  • Bón vôi đều khắp ao với lượng 10-15 kg/100 m2.
  • Phơi đáy ao khô trong 7-10 ngày.
  • Nguồn nước cấp cần xử lý kỹ trước khi cấp vào ao
  • Cấp nước vào ao nuôi đạt mức 50-60 cm.
  • Gây màu nước cho ao nuôi trước khi thả giống.
  • Trước khi thả cá cần tắm cá trong dung dịch muối NaCl với nồng độ 2-3% trong 7-10 phút.

Quản lý thức ăn và chế độ cho ăn:

Cá rô phi tiêu hoá cacbon hydrat tốt hơn cá chép, cá trê phi, do đó bà con nên cung cấp nhiều loại cacbon hydrat và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn. Bột cá vẫn là nguồn protein chủ yếu, ngoài ra bà con có thể dùng thịt gia cầm, bột tôm, nhuyễn thể, đậu nành, lạc,… Lưu ý thức ăn cần kiểm soát nguồn gốc và chất lượng.

  • Cung cấp cho cá khẩu phần ăn đúng tỷ lệ 4-6% trọng lượng cá, và sau đó giảm dần theo từng tháng.
  • Thức ăn công nghiệp phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không nhiễm nấm Salmonella, Aspergillus flavus, không chứa Aflatoxin, và không có các loại kháng sinh hay hóa chất bị cấm sử dụng.
  • Bổ sung vitamin C định kỳ để tăng cường sức đề kháng cho cá.
  • Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đủ theo quy định.
  • Khi cá đạt trọng lượng 300g/con, cần duy trì lượng oxy hòa tan >3 mg/l.
  • Theo dõi thời tiết và hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Quản lý môi trường nước:

Môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá. Do đó bà con cần kiểm soát tốt môi trường ao, tránh để cá bị stress hay nhiễm khí độc, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.

  • Định kỳ mỗi 2-3 tuần, sử dụng vôi bột pha với nước để tét đều cho ao nuôi với lượng 2-3 kg/100 m3.
  • Thay nước định kỳ hàng tháng với tỷ lệ thay khoảng 30-50% lượng nước trong ao.
  • Sử dụng máy phun mưa hoặc máy quạt nước để tạo oxy cho ao nuôi.
  • Trong tháng 6 và 7 hàng năm, thường xuất hiện bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi, do đó cần sử dụng BKC (Benzalkonium chloride) hoặc TCCA (Trichloroisocyanuric acid) tét đều khắp ao một lần/tháng để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học để duy trì chất lượng nước ổn định, cải tạo đáy ao và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Bà con tham khảo chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA SA. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh hoạt tính mạnh giúp gia tăng phân huỷ lớp bùn đáy ao nhanh chóng, bao gồm các chất khó phân huỷ, từ đó giảm phát sinh khí độc trong ao, hạn chế nguy cơ cá bị tấn công bởi vi khuẩn, khí độc làm cá căng thẳng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giúp bà con giảm chi phí thay nước, nạo vét đáy áo đáng kể sau vụ nuôi.

Chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA SA chứa các chủng vi sinh hoạt tính mạnh giúp gia tăng phân huỷ lớp bùn đáy ao nhanh chóng.
Chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA SA chứa các chủng vi sinh hoạt tính mạnh giúp gia tăng phân huỷ lớp bùn đáy ao nhanh chóng.

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về chế phẩm sinh học nuôi cá rô phi khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi hiệu quả, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 của BIOGENCY.

>>> Xem thêm: Những bệnh thường gặp trên cá rô phi