bệnh vểnh mang tôm

Bệnh vểnh mang tôm – cách điều trị hiệu quả

Người nuôi tôm ở Việt Nam trên thực tế phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đặc biệt là những căn bệnh thường gặp trên tôm. Vào những tháng cuối năm 2021 vừa qua, trên rất nhiều địa bàn chuyên nuôi trồng thủy sản, người dân đã phát hiện thêm một loại bệnh mới xuất hiện trên tôm được đặt tên là bệnh vểnh mang tôm.

Rất nhiều bà con nuôi tôm đã rơi vào tình trạng hoang mang nghi ngờ về nguồn nước, nguồn thức ăn cho tôm,… Để kịp thời bổ sung, trang bị thêm kiến thức về loại bệnh mới này cho bà con, Biogency sẽ tổng hợp một số thông tin quan trọng được tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu uy tín, về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh vểnh mang trên tôm.

Tuy nhiên trước khi đi vào bài viết, Biogency cũng xin lưu ý với người đọc rằng, bệnh vểnh mang trên tôm là loại bệnh mới được phát hiện ra gần đây nên những thông tin, nghiên cứu chuyên sâu về nó chưa có nhiều. Bà con có thể sử dụng tài liệu này để tham khảo và ứng phó kịp thời trên ao tôm của mình khi cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi những nghiên cứu mới về căn bệnh này được công bố.

Nguyên nhân của bệnh vểnh mang tôm

bệnh vểnh mang tôm

Bệnh vểnh mang là loại bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhưng trên thế giới bệnh này đã xuất hiện ở một số khu vực và có một số tài liệu ghi chép về nó. Các nguyên nhân được tổng hợp bao gồm:

  • Tôm thẻ, tôm sú phát bệnh vểnh mang là do nhiễm khuẩn Vibrio (Vibrio alginolyticus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus.)
  • Chất lượng nước ao nuôi và đáy ao bẩn
  • Các loại khí độc NH3, NO2, H2S phát sinh từ thức ăn thừa của tôm
  • Mật độ tôm nuôi trong ao quá cao
  • Độ kiềm thấp dẫn đến thiếu dinh dưỡng khoáng chất
  • Con giống sức khỏe yếu cộng thêm môi trường ao nuôi xấu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh
  • Nước trong ao chưa qua xử lý, và đáy ao chưa được làm sạch trước khi bắt đầu vụ mới. Những khu vực nuôi mới thường nhiễm kim loại nặng, độ cứng cao, thuốc trừ sâu, thuốc diệt giáp xác còn tồn đọng thì rất dễ xảy ra tình trạng bệnh vểnh mang tôm.

Mối liên hệ giữa bệnh vểnh mang tôm và chất lượng nước

bệnh vểnh mang tôm

Nhìn vào biểu đồ trên bà con có thể thấy được phần nào mối liên hệ giữa bệnh vểnh mang tôm và chất lượng nước trong ao. Đây là kết quả so sánh, phân tích môi trường nước giữa ao nuôi tôm bị bệnh vểnh mang và ao nuôi tôm bình thường.

Chúng ta rút ra được một số thông tin đáng lưu ý như:

  • Hầu hết các ao nuôi tôm có bệnh vểnh mang có nhiệt độ nước cao, thường trên 32 độ C. Một số ao trong khảo sát còn có nhiệt độ lên tới 34 độ C. (Tham khảo cách chống nóng cho tôm)
  • Ao nuôi tôm bệnh vểnh mang có lượng oxy hòa tan thấp hơn đáng kể so với các ao nuôi tôm bình thường. (Xem cách quản lý oxy hòa tan trong ao tôm)
  • Không có sự khác biệt đáng kể về độ pH, độ mặn,…

Tham khảo: Các chỉ số quan trọng trong nước nuôi tôm

Triệu chứng khi tôm bị vểnh mang

  • Tôm khi nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng dễ thấy là lờ đờ, bơi lội không bình thường và có thể rơi vào hôn mê.
  • Trên các chân bơi và chân chèo của tôm xuất hiện các đốm đỏ, nguyên do đến từ quá trình gia tăng tổng hợp sắc tố; các đốt bụng cũng có dấu hiệu biến dạng nhẹ.
  • Trong các trường hợp tôm đã nhiễm bệnh nặng, trên vỏ đầu và bụng tôm có thể quan sát thấy các đốm đen hiện lên.
  • Vỏ hơi mềm, xuất hiện tình trạng đóng rong nhẹ; dễ thấy nhất là vỏ nắp mang bị mỏng không ôm sát, bong ra và vểnh lên đúng như tên bệnh, và vỏ cũng bị mòn tạo nên sắc tố màu đen; mang dơ và trên một số con tôm còn có tình trạng vỏ sần sùi như rễ tre.
  • Thịt tôm chai cứng lại, tôm ốm yếu còi cọc, không lột xác và lớn đến. Điều này dẫn đến sự hao hụt tôm trong ao tỉ lệ lên tới  50 – 100%.

Bệnh vểnh mang xuất hiện cả ở tôm thẻ và tôm sú. Khi bệnh tiến biến nặng mang tôm sẽ vểnh lên nhìn như một chiếc mũ lưỡi trai trên đầu tôm. Vì triệu chứng này mà các chuyên gia Ấn Độ đã đặt cho nó cái tên là “Soldiers cap disorder”.

Phương pháp điều trị bệnh vểnh mang ở tôm

điều trị bệnh vểnh mang tôm

Nếu tôm mới thả đã có hiện tượng vểnh mang thì nguyên nhân đa phần do người nuôi cải tạo không kỹ do đó cần phải thay nước. Bà con có thể sử dụng KMnO4 khử các hợp chất tồn đọng, đánh thêm vôi nâng pH và độ kiềm. Sau khi dùng KMnO4 để khử trùng và khử phèn, nâng pH và kiềm bằng Soda Light hoặc vôi. Sau đó, dùng men vi sinh Aqua C để: Aqua C bổ sung các chủng vi sinh tạo hệ sinh thái các vi sinh vật có lợi ngay từ đầu, sẵn sàng cho giai đoạn thả tôm, ức chế các chủng gây bệnh.

Chủng vi sinh quang dưỡng Rhodopseudomonas palustris giúp phát triển tảo khuê, gây màu nước trà.

Đối với bệnh vểnh mang trên tôm do nhiễm khuẩn Vibrio thì tiến hành diệt khuẩn bằng TCCA, Iodine 90. Sau đó sử dụng men vi sinh để duy trì chất lượng nước tốt và giảm lượng chất hữu cơ, xử lý sạch đáy ao.

Nếu môi trường nước trong khi nuôi tôm có độ kiềm thấp, nhiễm phèn, nhiều kim loại nặng, ô nhiễm hóa chất, thuốc sâu,… thì có thể sử dụng men vi sinh để trung hòa các chất độc hại.

Khi tôm bị bệnh bà con cần bổ sung  khoáng chất, thức ăn có chứa kháng sinh định kỳ cho tôm nuôi. Ví dụ: thức ăn có chứa Oxytetracyline theo hàm lượng 1.5g/kg. Tỷ lệ cho ăn 2 – 10% trọng lượng tôm liên tục trong 10 – 14 ngày. Ngưng sử dụng kháng sinh khi tôm hết bệnh. Lúc này cần bổ sung khoáng chất, vitamin C để tăng sức đề kháng. Bổ sung định kỳ men đường ruột cho tôm – Microbe-Lift DFM để phòng ngừa các bệnh đường ruột trên tôm do kháng sinh.

Biogency vừa tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh vểnh mang trên tôm để cung cấp cho bà con các kiến thức cần thiết nhất. Hy vọng sau bài viết này người nuôi tôm sẽ không phải đối mặt với nỗi hoang mang trước căn bệnh mới này nữa, thay vào đó có thể tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả ứng dụng lên ao tôm của mình.

 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký