Bọt trong nước thải xuất hiện do đâu?

Bọt trong nước thải xuất hiện do đâu?

Bọt trong nước thải là một vấn đề lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Những bọt này được hình thành do các chất độc cô đọng và nổi lên trên bề mặt. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý đến hiện tượng này mà thường đổ nước thải có bọt ra cống, rãnh, hay các bãi đất. Bài viết dưới đây của Biogency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này và cách phá bọt hiệu quả.

Nguyên nhân hình thành bọt trong nước thải

Trong quá trình xử lý nước thải, bọt khí có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như trong bể sục khí, bể lắng thứ cấp hoặc bể kỵ khí. Bọt được hình thành khi không khí xâm nhập và tích tụ trong chất lỏng.

Những bọt khí này thường có tính dính, nhờn và có màu nâu. Bọt trong nước thải nổi lên và tích tụ trên bề mặt nước, chiếm một phần lớn thể tích bể phản ứng, làm giảm hiệu quả xử lý nước thải và thời gian lưu bùn.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành bọt trong nước thải, bao gồm:

  • Nước thải chứa các chất hoạt động bề mặt: Các chất này có thể tích tụ trong hệ thống xử lý nước thải và tạo thành lớp màng mỏng trên bề mặt bọt khí, làm ổn định bọt khí và ngăn bọt khí vỡ ra.
  • Nước thải thiếu dinh dưỡng: Khi vi sinh vật ở điều kiện thiếu dinh dưỡng, việc sản xuất dư thừa các chất polymer ngoại bào (EPS) sẽ được diễn ra. EPS là một loại chất nhầy do vi sinh vật tiết ra để bám dính với nhau và tạo thành các mảng bùn. Khi EPS được sản xuất quá mức, EPS có thể tạo thành lớp màng bao quanh bọt khí và làm ổn định bọt khí.
  • Nước thải xuất hiện các sinh vật dạng sợi: Các sinh vật dạng sợi là những vi khuẩn hình sợi dài, mỏng có thể tạo thành mạng lưới trong bùn hoạt tính. Những mạng lưới này có thể giữ lại bọt khí và khiến bọt khí nổi lềnh bềnh trên bề mặt nước.
Bọt trong nước thải xuất hiện do đâu?
Bọt trong HTXLNT có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phá bọt trong nước thải bằng vi sinh

Chất phá bọt hay chất chống tạo bọt là các hóa chất phụ gia có tác dụng giúp ngăn chặn sự hình thành bọt trong quá trình xử lý nước thải. Các chất này có các đặc tính chuyên biệt giúp xử lý bọt trong nước thải hiệu quả, cụ thể:

  • Chất phá bọt không hòa tan và có thể lan nhanh trên bề mặt có bọt, điều này sẽ giúp làm mất ổn định và làm vỡ bất kỳ bong bóng nào hình thành.
  • Chất phá bọt ngăn không cho bọt hình thành hoặc bắn tung tóe xung quanh.
  • Chất phá bọt được sử dụng để đảm bảo rằng hệ thống xử lý nước thải được duy trì tốt và hoạt động với hiệu suất xử lý tối ưu trong quá trình xử lý nước thải.
Bọt trong nước thải xuất hiện do đâu?
Chất phá bọt có tác dụng ngăn chặn sự hình thành bọt trong quá trình xử lý nước thải.

Hiện nay, men vi sinh Microbe-Lift IND là một sản phẩm được sử dụng phổ biến để phá bọt trong nước thải. Sản phẩm này chứa các vi khuẩn có khả năng tiêu diệt các chất hữu cơ và các vi khuẩn gây ra hiện tượng bọt trong nước thải. Ưu điểm của sản phẩm này bao gồm:

  • Giảm BOD, COD và TSS: Giảm nhu cầu oxy sinh học, nhu cầu oxy hóa học và tổng chất rắn lơ lửng, cải thiện chất lượng nước thải xả.
  • Giảm tình trạng vi sinh chết do tải trọng đầu vào cao: Duy trì hoạt động của vi sinh, ngăn chặn sốc tải, đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru ngay cả khi có biến động về tải trọng.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau sự cố: Làm sạch nhanh chóng các hệ thống bị quá tải hoặc gặp sự cố, đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường.
  • Tăng cường khử Nitrat: Chứa vi khuẩn Pseudomonas sp khử Nitrat, giúp giảm tổng nitơ, amoni, nitrit và nitrat, đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải.
  • Nâng cao khả năng phân hủy sinh học: Tăng cường hoạt động của vi sinh, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, cải thiện hiệu quả tổng thể của hệ thống.
  • Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải: Giảm sự hình thành axit sulfuric và hidro sunfua, loại bỏ mùi hôi, đồng thời giảm tích tụ bùn, giúp vận hành dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí xử lý bùn.
  • Phân hủy các chất hữu cơ: Các vi khuẩn trong sản phẩm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất đơn giản. Điều này giúp làm giảm lượng chất hữu cơ trong nước thải và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn dạng sợi.
  • Loại bỏ các chất trên bề mặt: Microbe-Lift IND cũng có khả năng loại bỏ các chất hoạt động bề mặt từ nước thải và làm giảm lượng bọt trắng xuất hiện trên mặt nước. Sản phẩm này còn có khả năng làm giảm mùi hôi từ nước thải, giúp cải thiện môi trường sống cho các sinh vật trong nước.
Bọt trong nước thải xuất hiện do đâu?
Microbe-Lift IND là một sản phẩm được sử dụng phổ biến để phá bọt trong nước thải.

Cách sử dụng Microbe-Lift IND để phá bọt trong nước thải:

  • Để đạt được hiệu quả xử lý tối ưu nhất, ngày 1 và 2 bà con nên sử dụng 1 lượng 40 – 80 ml/m3 Microbe-Lift LND.
  • Sau đó, từ ngày 3 đến ngày 7, bà con tiếp tục sử dụng 1 lượng 10 – 20 ml/m3 Microbe-Lift LND.
  • Cuối cùng, từ ngày 8 đến ngày 30, bà con hãy sử dụng từ 2 – 5 ml/m3 Microbe-Lift LND.
  • Ngoài ra, để duy trì sự ổn định và hiệu suất của toàn bộ hệ thống, các tháng tiếp theo bà con nên sử dụng một lượng 1 – 5ml/m3.

Bọt trong nước thải là một vấn đề lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Để giải quyết vấn đề này, vi sinh là một trong những phương pháp thông dụng để phá bọt hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm này cần tuân thủ đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tối ưu. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm phá bọt, bà con hãy liên hệ với Biogency qua hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Bể hiếu khí nổi bọt màu đen xám do bùn hoạt tính

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký