bùn vi sinh chết

Nguyên nhân làm bùn vi sinh chết trong bể hiếu khí

Bể hiếu khí được xem là trái tim của toàn hệ thống nên nó cần được chăm sóc tốt để duy trì hiệu suất xử lý. Tính ổn định của bể hiếu khí sẽ thể hiện qua mật độ vi sinh trong bể. Tuy nhiên, vi sinh vật (VSV) lại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và chết đi. Hôm nay, chúng ta cùng điểm qua một vài nguyên nhân làm chết vi sinh tại bể sinh học và cách khắc phục điều này.

Nhận biết vi sinh chết trong bể hiếu khí

Khi có vi sinh vật  chết trong bể thì phần bùn đen xuất hiện để lẫn vào trong bùn hoạt tính còn sống.

bùn vi sinh chết
Bùn chết xen lẫn với bùn hoạt tính còn sống trong bể

Bên cạnh đó, một hiện tượng khác cũng dễ nắm bắt đó là bùn chết sẽ nổi lên trên mặt bể và có mùi tanh nhẹ

bùn vi sinh chết
Bùn vi sinh chết nổi lên trên bề mặt bể hiếu khí

Những nguyên nhân tác động làm chết VSV

+ Ảnh hưởng của độc tính: VSV rất nhạy cảm với môi trường nên rất dễ bị sốc bởi các độc tính. Trong sản xuất, chẳng hạn như ngành dệt nhuộm sử dụng phẩm màu vô cơ rất nhiều do ảnh hưởng của các ion kim loại nặng nhiễm trong nước thải gây ra độc tính cho VSV. Ngoài ra VSV cũng rất kỵ với các loại chất sát trùng, hợp chất dẫn xuất của phenol,…

+ Thiếu các công đoạn tiền xử lý để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi nước trước khi bắt đầu quá trình xử lý vi sinh. 

+ Không cung cấp đủ oxy: do đặc thù của bể hiếu khí là cần lượng oxy rất cao trong bể để có thể duy trì hoạt động sống của vi sinh vật. Khi không đủ oxy, các VSV thuần hiếu khí trong bể sẽ bị ức chế hoạt động, còn với các VSV tùy nghi sẽ chuyển sang trạng thái hoạt động kỵ khí.

+ Chất hoạt động bề mặt bị dư thừa: với lượng lớn chất hoạt động bề mặt như các dung dịch vệ sinh, tẩy rửa,… khi đi vào nước thải với tác động của quá trình sục khí sẽ tạo rất nhiều bọt phủ kín bề mặt bể làm giảm lượng oxy hòa tan trên bề mặt khiến vi sinh bị chết.

+ Phun chất hoá học để loại bỏ chất hoạt động bề mặt trong công đoạn tiền sinh học

Biện pháp khắc phục tình trạng làm chết bùn vi sinh trong bể hiếu khí

+ Thiết kế hệ thống xử lý ban đầu để tiêu huỷ các hoá chất đặc trưng của mỗi loại nước thải khác nhau, trước khi tới quá trình xử lý tại bể sinh học hiếu khí. Chẳng hạn như bể oxy hóa, bể keo tụ tạo bông, bể tuyến nổi,…

+ Đảm bảo hệ thống sục khí hoạt động thường xuyên để cấp đầy đủ oxy cho bể. Lắp đặt thêm máy thổi khí chạy liên tục thay phiên nhau để hỗ trợ khi thiết bị còn lại gặp sự cố, duy trì chỉ số DO ở mức 2-3mg/L

+Chất hoạt động bề mặt rất dễ hình thành nếu lạm dụng quá nhiều chất oxy hoá vì thế hãy hạn chế sử dụng hóa chất ở giai đoạn tiền xử lý như phenol, chất khử trùng, flucculant,…

+ Nuôi cấy vi sinh bằng chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND: Sở hữu các chủng VSV đa dạng được nuôi cấy hiện đại tại Hoa Kỳ, Microbe-Lift IND giúp giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao và phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.

Dù thế nào hệ thống xử lý có vận hành ổn định và được chăm sóc kĩ đến mức nào thì vi sinh đến một giai đoạn nào đó cũng già và bị chết. Bùn sẽ sản sinh theo giai đoạn và cũng sẽ bị giảm dần qua mỗi thế hệ. Chính vì thế để duy trì hiệu quả tối đa của hệ thống xử lý  cần phải bổ sung thêm vi sinh mới thì mới có thể cung cấp lại lượng vi sinh cũ bị mất đi qua từng giai đoạn, hãy đảm bảo mật độ phù hợp của quần thể VSV.

__________________

Trên đây là một vài chia sẻ về những nguyên nhân làm chết hệ vi sinh trong bể hiếu khí cũng như là một vài phương pháp để khắc phục hiện tượng trên. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích để duy trì sự hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải. Liên hệ ngay với Biogency qua số HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký