Cá tra và đặc điểm sinh trưởng của cá tra

Cá tra và đặc điểm sinh trưởng của cá tra

Cá tra là loài cá thịt trắng nuôi đặc sắc của Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có mặt ở gần 140 quốc gia trên thế giới. Tính đến nửa đầu 7/2024, xuất khẩu cá tra đạt 85 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Bài viết này cùng BIOGENCY điểm qua những đặc điểm sinh trưởng của cá tra cũng như sự phát triển của nghề nuôi cá tra tại nước ta.

Thông tin về cá tra

Tên gọi của cá tra

Cá tra là 1 trong các loài của họ cá Tra (Pagasiidae) có ở hạ lưu sông Mêkông (Cửu Long) địa phận Việt Nam.

  • Tên tiếng Anh: Striped Catfish
  • Tên khoa học: Pangasianodon hypophthalmus Sauvage 1878
  • Tên gọi khác: Iridescent Shark

Phân loại cá tra

Theo hệ thống phân loại, cá Tra được xếp như sau:

  • Ngành: Chordata
  • Lớp: Actinopterygii
  • Bộ: Siluriformes
  • Họ: Pangasiidae
  • Giống: Pangasius
  • Loài:Pangasianodon hypophthalmusSauvage 1878

Phân bố

Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê Kông và Chao Phraya. Cá tra thuộc giống Pangasius được phát hiện ở Nam bộ và rất quen thuộc với bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cá tra

Cá tra là loài cá da trơn, thân dài, không vẩy, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Là loài ăn tạp, thích mồi tươi sống kích cỡ vừa miệng. Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật nhưng cũng dễ chuyển đổi loại thức ăn, thích nghi tốt với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy,….

Trong tự nhiên, chúng có thể sống trên 20 năm. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25kg ở cá 10 tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 – 6 kg/năm.

Cá tra và đặc điểm sinh trưởng của cá tra
Đặc điểm hình thái của cá tra.

Cá tra sống chủ yếu ở trong nước ngọt nhưng chúng cũng có thể sống ở vùng nước hơi lợ (10 – 14 % độ muối) hay nước phèn có độ pH >=4 (dưới 4 sẽ bỏ ăn, bị sốc), chịu nóng tới 39 độ C. Vì cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chúng chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.

Chúng có khả năng thích nghi và chịu đựng tốt khí hậu nóng ẩm ở nước ta, có thể thả nuôi được ở mật độ cao lên tới 500 tấn/ha phù hợp với nhiều loại hình mặt nước như nuôi trong ao đầm, lồng bè, hầm,…
Nhìn chung, cá tra là loài cá có đặc điểm hình thái, sinh trưởng, tập tính dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành cá tra Việt Nam

Cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam

Lịch sử ngành cá tra tại Việt Nam bắt đầu vào đầu những năm 1980. Lúc đó, loài cá nước ngọt này chưa được biết đến rộng rãi, chỉ được bán tại các chợ địa phương. Tuy nhiên, nhờ đặc tính thích nghi cao và tốc độ sinh trưởng nhanh cá tra đã mở rộng nhanh chóng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 1987, 2 tấn cá tra phi lê đầu tiên được xuất khẩu đến Úc và nhanh chóng được người tiêu dùng Úc nhiệt tình đón nhận. Kể từ đó, ngành công nghiệp cá tra ở Việt Nam đã trải qua một sự phát triển ấn tượng. Các doanh nghiệp bắt đầu tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để đưa cá tra Việt Nam vươn đến những thị trường mới.

Đến nay, cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu cá tra hàng đầu khu vực, là nhà tiên phong trong việc phát triển sản phẩm thế hệ mới. Hiện cá tra đã có mặt tại gần 140 quốc gia trên thế giới. Theo số liệu mới nhất của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 7/2024, xuất khẩu cá tra đạt 85 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Cá tra và đặc điểm sinh trưởng của cá tra
Biều đồ xuất khẩu cá tra tại Việt Nam giai đoạn từ 2018 đến 2023.
Cá tra và đặc điểm sinh trưởng của cá tra
Biều đồ diện tích nuôi cá tra tại Việt Nam giai đoạn từ 2018 đến 2023.
Cá tra và đặc điểm sinh trưởng của cá tra
Biều đồ sản lượng nuôi cá tra tại Việt Nam giai đoạn từ 2018 đến 2023.

Ngành cá tra tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức

Cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, bên cạnh các thành tựu thì ngành cá tra ở nước ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn về môi trường, đa dạng sinh học, nguồn giống, hiệu quả sản xuất, phúc lợi lao động, giá bán, rào cản thương mại,…

Những thách thức này đã đặt ra cho câu hỏi lớn cho nghề nuôi cá tra là làm sao để quản lý tốt các vấn đề trên nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề. Xem thêm: Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong ngành nuôi trồng thủy sản>>>

Cá tra là loài dễ nuôi lại có tiềm năng cạnh tranh lớn, tuy nhiên để cá tra Việt Nam phát triển và duy trì sự phát triển bền vững thì cần có giải pháp giải quyết tốt những thách thức, từng bước nâng cao chất lượng, sự đồng đều của sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường.

>>> Xem thêm: Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký