Cách giảm bùn phát thải từ hệ thống xử lý nước thải

Cách giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Việc giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải đang trở thành ưu tiên hàng đầu của Nhà nước và các doanh nghiệp. Nếu không được xử lý hiệu quả, bùn thải có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp giảm bùn thải sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải mà bạn có thể tham khảo! Cùng BIOGENCY tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân gây phát sinh bùn thải trong hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải trong hệ thống xử lý nước thải là kết quả tự nhiên của quá trình loại bỏ chất rắn và ô nhiễm từ nước thải. Trong quá trình xử lý, vi khuẩn, hóa chất sẽ được tách ra từ nước và tạo thành bùn thải. Đây là hỗn hợp chất lỏng đặc và đôi khi có mùi hôi khó chịu.

Khi các nhà máy xử lý nước thải hoạt động để làm sạch nước, những đơn vị này cũng đã tạo ra một lượng lớn bùn thải. Tại các cơ sở công nghiệp, việc xả chất thải vào môi trường diễn ra liên tục theo từng giờ và từng ngày. Khi lượng nước thải này không được xử lý kịp thời, chúng sẽ tích tụ và lưu trữ trong một thời gian dài thành bùn thải.

Thực tế cho thấy, Việt Nam có lượng lớn bùn thải dư thừa không được xử lý đúng cách, thường xuyên bị đổ một cách bừa bãi ở các khu vực hẻo lánh để cắt giảm chi phí xử lý. Điều này không những gây ra nhiều vấn đề về môi trường mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng. Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là:

  • Hệ thống xử lý cũ kỹ, lạc hậu: Nhiều khu công nghiệp đã được xây dựng từ lâu nhưng không nhận được đầu tư để nâng cấp. Điều này khiến cho hiệu quả xử lý nước thải kém và không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nước thải.
  • Thiếu quy hoạch tổng thể: Việc quy hoạch các khu công nghiệp không đồng bộ đã gây ra nhiều khó khăn trong việc vận hành và quản lý các hệ thống xử lý nước thải, bùn đọng.
  • Khó khăn về nguồn lực: Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải, bùn đọng rất cao. Con số này thường vượt quá khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này cũng là một trở ngại lớn, dẫn đến việc vận hành hệ thống không hiệu quả.
Cách giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Việt Nam có lượng lớn bùn thải dư thừa không được xử lý đúng cách.

Bùn thải phát sinh quá mức chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động không hiệu quả

Tại Việt Nam, tình trạng bùn thải quá mức đang là bằng chứng cho thấy hệ thống xử lý nước thải chưa hoạt động hiệu quả. Theo số liệu từ Cục Công Thương, cả nước hiện có 968 cụm công nghiệp nhưng chỉ có 141 cụm đạt chuẩn xử lý nước thải.

Đặc biệt tại TP. HCM, trong số 49 đơn vị thu gom và xử lý chất thải, chỉ có 19 đơn vị có khả năng xử lý được khoảng 10% lượng chất thải nguy hại. Trong khi 30 đơn vị còn lại chỉ thu gom và xả chất thải nguy hại mà không xử lý theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải ở các đô thị vẫn chưa nhận được sự quan tâm đáng kể, dẫn đến việc quản lý và giảm bùn thải từ các hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập. Nước thải và bùn thải thường được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước mà chưa qua xử lý. Đồng thời, bùn thải từ các công trình này thường được thu gom và cho thẳng ra các mương, hồ hoặc bãi chôn lấp.

Hiện nay, các dự án đầu tư thường chú trọng đến môi trường bằng cách thu gom và xử lý rác thải. Tuy nhiên, việc thu gom bùn thải từ hệ thống thoát nước lại chưa được nhiều đơn vị quan tâm đúng mức. Điều này đã làm giảm hiệu quả chung của hệ thống xử lý nước thải tại địa phương.

Cách giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Các đơn vị chưa xử lý bùn thải đúng theo quy định.

Cách giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Quản lý và giảm bùn thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tối ưu hóa chi phí vận hành. Dưới đây là một số phương pháp tiên tiến và bền vững để giảm bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải mà bạn có thể tham khảo:

  • Khí hóa để xử lý bùn: Phương pháp khí hóa được biết đến là một kỹ thuật tiên tiến trong việc giảm bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải. Đây là quá trình chuyển đổi các vật liệu chứa cacbon thành khí tổng hợp (syngas).
  • Xử lý bùn thải bằng bể nén bùn: Phương pháp nén bùn tập trung vào việc làm tăng nồng độ chất rắn trong bùn. Sử dụng bể nén bùn không chỉ giúp làm dày bùn mà còn giảm khối lượng bùn cần xử lý ở các giai đoạn tiếp theo.
  • Xử lý bùn thải bằng máy ép bùn khung bản: Máy ép bùn khung bản là thiết bị hiệu quả chuyên tách nước khỏi bùn, đặc biệt là bùn có hàm lượng chất rắn cao sau khi đã qua bể nén. Trong quá trình này, bùn được bơm qua một lớp lưới lọc có kích thước lỗ nhỏ hơn các hạt bùn. Phương pháp này giúp giảm bùn thải hiệu quả, hỗ trợ việc vận chuyển và xử lý sau cùng trở nên thuận tiện hơn
  • Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift SA: Microbe-Lift SA là sản phẩm được phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ, bao gồm các thành phần gốc Axit Humic và muối Humate hữu cơ. Qua đó, sản phẩm có thể làm giảm bùn thải đáng kể thông qua sự oxy hóa nhanh các hợp chất hữu cơ không phân hủy sinh học.

Cách giảm bùn phát thải từ hệ thống xử lý nước thải
Microbe-Lift SA là sản phẩm xử lý bùn thải hiệu quả.

Qua bài viết trên, BIOGENCY đã giới thiệu đến bạn nguyên nhân và cách giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh các biện pháp khí hoá, bạn có thể cân nhắc sử dụng chế phẩm men vi sinh để hạn chế tình trạng bùn lắng đọng trong quá trình sản xuất. Nếu bạn cần thêm thông tin về sản phẩm thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Nên xử lý bùn khó lắng bằng hóa chất hay vi sinh?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký