Cach su dung men vi sinh dung chuan trong he thong xu ly nuoc thai 02

Cách sử dụng men vi sinh xử lý nước thải đúng chuẩn

Cách sử dụng men vi sinh xử lý nước thải cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên để vi sinh sinh trưởng phát triển tốt, phát huy tối đa công dụng xử lý các chất ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước thải đầu ra đạt chuẩn thì bạn cần nắm được quy trình và một vài lưu ý cần thiết dưới đây.

Cach su dung men vi sinh dung chuan trong he thong xu ly nuoc thai 02

Muốn sử dụng men vi sinh đúng cách cần nắm cơ chế hoạt động của vi sinh

Cách sử dụng men vi sinh sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi bạn nắm được cơ chế hoạt động của vi sinh. Thực chất, men vi sinh là tập hợp của nhiều chủng vi sinh vật được chọn lọc, nhân giống, phân lập… để nhằm mục đích tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, từ nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. 

Những chủng này chiếm 90% là vi khuẩn, số còn lại là nấm men, động vật nguyên sinh, giun, dòi… Men vi sinh tồn tại ở 3 dạng là rắn, lỏng và bùn. Cơ chế hoạt động chung của vi sinh là sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, làm nguồn năng lượng để phân hủy các chất hữu cơ, từ đó giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. 

Vi sinh sẽ bao gồm các loại phổ biến là kỵ khí, yếm khí và hiếu khí. Mỗi loại vi sinh sẽ phù hợp với những loại nước thải và đòi hỏi yêu cầu về điều kiện môi trường, các đặc điểm như nhiệt độ, độ pH, Oxy, nguồn dinh dưỡng… khác nhau. Chính vì vậy, người sử dụng men vi sinh cần nắm được vi sinh đó là loại nào, có đặc điểm gì, các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của chủng. Từ đó sử dụng và nuôi cấy vi sinh đúng cách, đạt hiệu quả xử lý tối ưu.

Cách sử dụng men vi sinh đúng chuẩn trong hệ thống xử lý nước thải

Thường thì trên bao bì sản phẩm sẽ hướng dẫn cách sử dụng men vi sinh. Hoặc đơn vị phân phối sẽ hỗ trợ bạn cách dùng, nuôi cấy đúng chuẩn để phát huy hiệu quả. Về lý thuyết, cách sử dụng men vi sinh thể hiện qua quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải với các bước cơ bản sau:

Cách sử dụng men vi sinh đúng chuẩn trong hệ thống xử lý nước thải

Bước 1: Kiểm tra hệ thống 

Trước khi sử dụng men vi sinh, tiến hành nuôi cấy vi sinh thì bạn cần kiểm tra hệ thống, để xem hệ thống có đáp ứng các điều kiện nuôi cấy vi sinh hay không. Sau khi kiểm tra nếu hệ thống đáp ứng điều kiện thì tiến hành nuôi cấy, nếu không thì cần xử lý các sự cố hoàn thiện trước khi tiến hành nuôi cấy. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh ví dụ như nhiệt độ, độ pH, Oxy, nguồn dinh dưỡng, độ mặn… để giảm thiểu tối đa nguy cơ vi sinh chết trong quá trình nuôi cấy.

Để kiểm tra hệ thống thì bạn cần đến người có chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải, có kiến thức về công nghệ xử lý, hiểu được các nguyên lý vận hành, cơ chế xử lý của công trình, có kinh nghiệm thực tế về nuôi cấy vi sinh càng tốt. Với chuyên môn tốt sẽ giúp bạn kiểm tra và đánh giá hệ thống đạt chuẩn hay chưa và cần xử lý ở điểm nào để hệ thống đạt hiệu quả xử lý cao.

Khâu kiểm tra gồm các chỉ tiêu thông số đầu vào, đảm bảo nồng độ ô nhiễm trong ngưỡng cho phép có thể sử dụng công nghệ sinh học. Tương ứng với mỗi sản phẩm men vi sinh sẽ có các chỉ số về độ pH, nhiệt độ, DO, TDS, BOD5, TSS…. khác nhau. Muốn đạt hiệu quả khi sử dụng men vi sinh thì môi trường nuôi cấy cần đảm bảo các yếu tố này.

Bước 2: Khởi động hệ thống mới hoàn toàn hoặc nuôi cấy lại hệ thống

Trước khi tiến hành cần khởi động hệ thống, kiểm tra hệ thống, cài đặt các thông số của các thiết bị như bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bồn chứa dinh dưỡng, bơm định lượng… Điều chỉnh lưu lượng nước thải, lượng khí cấp. Sau đó tiến hành:

  • Bật bơm cấp nước
  • Bơm nước thải qua hệ thống xử lý, lưu lượng tùy thuộc vào nồng độ ô nhiễm 
  • Bật máy thổi khí cấp khí, điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ Oxy hòa tan DO.

Bước 3: Tiến hành nuôi cấy

Tien hanh nuoi cay 03

Trước khi nuôi cấy thì bạn cần xác định được liều lượng men vi sinh sử dụng. Tương ứng với từng ngày thì liều lượng sẽ khác nhau. Liều lượng này phụ thuộc vào tính chất nước thải, đặc điểm hệ thống. Đối với vi sinh dạng lỏng thì bạn không cần pha loãng mà cho trực tiếp vào hệ thống. Sau đó tiến hành nuôi cấy vi sinh theo từng giai đoạn:

  • Ngày 1, ngày 2: Đây là giai đoạn vi sinh vật thích nghi
  • Ngày 3 đến ngày 7: Tăng lượng nước thải, bổ sung men vi sinh, dinh dưỡng
  • Ngày 8 đến ngày 30: Lặp lại như ngày thứ 3, theo dõi sự phát triển của vi sinh, các thông số pH, DO. Chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng khi tải lượng đầu vào chưa đủ. 

Trong quá trình nuôi cấy thì bạn cần chú ý đến chất lượng bùn vi sinh xử lý nước thải. Nếu bùn lắng tốt, nước lắng bùn trong, bông bùn to, hàm lượng MLVSS đạt mức yêu cầu để xử lý hàm lượng BOD, COD tương ứng là được. Nếu không thì cần tiếp tục nuôi cấy bổ sung men đến khi đạt yêu cầu.

Xem thêm: Quy trình nuôi cấy vi sinh bể hiếu khí

Trường hợp nuôi cấy vi sinh tại duy trì hệ thống

Bạn chỉ cần bổ sung men vi sinh theo đúng liều lượng. Sau đó quan sát, đảm bảo các yêu cầu cần thiết để vi sinh phát triển, hoạt động tốt.

Tương ứng với mỗi loại men vi sinh sẽ có cách sử dụng khác nhau. Mỗi hệ thống xử lý nước thải cũng sẽ có quy trình xử lý riêng, ứng dụng men vi sinh ở các giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, tốt nhất đơn vị vận hành cần đến kỹ thuật viên có chuyên môn để sử dụng men vi sinh đúng cách.

Hoặc liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký