Các nội dung chính
Cách đơn giản để ước tính thời gian chạy của máy thổi khí là dựa vào tải trọng hữu cơ thực tế đầu vào và so sánh với tải trọng thiết kế.
Việc vận hành hệ thống cung cấp khí cho bể sinh học hiếu khí được thiết kế phù hợp với tải trọng chất ô nhiễm đầu vào của mỗi hệ thống xử lý nước thải. Khi nồng độ khí cung cấp cho bể hiếu khí không đủ sẽ dẫn đến những sự đảo lộn. Và ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật trong bể hiếu khí. Các kỹ sư vận hành thường điều chỉnh quá trình cung cấp khí bằng cách giảm thời gian chạy của máy thổi khí hoặc máy nén khí. Nhằm cung cấp các điều kiện xử lý tối ưu và tiết kiệm chi phí vận hành. Cách đơn giản để ước tính thời gian chạy của máy thổi khí là dựa vào tải trọng hữu cơ thực tế đầu vào và so sánh với tải trọng thiết kế.
Cách sục khí hiệu quả cho bể sinh học hiếu khí
Ví dụ: Một hệ thống xử lý nước thải thiết kế với công suất 400 m3/ngày. Có nồng độ BOD là 200 mg/l. Công suất thực tế của hệ thống là 200 m3/ngày và nồng độ BOD là 175 mg/l.
- Tải trọng thiết kế = (400 m3/ngày x 200 mg/l BOD)/1,000,000 = 80 kg BOD/ngày.
- Tải trọng thực tế = (200 m3/ngày x 175 mg/l BOD)/1,000,000 = 35 kg BOD/ngày.
- Tỷ lệ % lượng Oxy cần thiết = (tải trọng thực tế/tải trọng thiết kế) x 100% = 43.75%.
Như vậy, nếu hệ thống xử lý nước thải vận hành với tải lượng thấp hơn, các kỹ sư vận hành có thể điều chỉnh chế độ sục khí ở công suất thấp hơn thiết kế bằng cách giảm thời gian hoạt động của máy thổi khí.
Có thể cài đặt cơ chế hoạt động của máy thổi khí luân phiên tắt/mở. Nhưng tránh thời gian tắt quá lâu. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật. Và khi không đủ lượng khí cần thiết, nồng độ amoniac trong bể hiếu khí sẽ tăng lên. Có thể cài đặt bộ Timer hẹn giờ, chạy công suất lớn ở tải trọng hữu cơ cao và cài đặt chế độ nghỉ trong thời gian lưu lượng thấp.
Nếu không chắc chắn về tải trọng thực tế hoặc thông số tải trọng thiết kế, các kỹ sư vận hành có thể thực hiện bằng cách sục khí liên tục và đo nồng độ nitơ trong bể sục khí. Nếu nồng độ amoniac trong bể sục khí thấp (<1mg/l) có thể giảm thời gian hoạt động của máy thổi khí.
Lưu ý:
- Kiểm soát lượng bùn tuần hoàn về bể thiếu khí hoặc bể hiếu khi (RAS). Đảm bảo lượng bùn không lưu quá lâu tại bể lắng. Bùn lưu quá lâu trong bể lắng có thể xảy ra quá trình khử nitơ ngay tại bể lắng và làm bùn nổi lên trên bề mặt bể lắng (Gọi là hiện tượng bùn nổi).
- Kiểm soát lưu lượng nước thải đầu vào để điều chỉnh máy thổi phù hợp. Ví dụ, nếu hệ thống tiếp nhận nguồn nước thải đầu vào nhiều vào buổi sáng và ít vào các thời điểm khác, các kỹ sư vận hành nên điều chỉnh máy thổi vận hành thường xuyên hơn tại thời điểm buổi sáng, và giảm vào các thời điểm lưu lượng nước thải thấp hơn.
Trong quá trình vận hành bể hiếu khí, có rất nhiều trường hợp xảy ra như bùn khó lắng, bùn nổi bọt….Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề này, hãy tham khảo bài viết Cách khắc phục sự cố khi vận hành bể Aerotank để tìm câu trả lời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về cách sục khí hoặc thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0909 538 514 để được giải đáp nhé!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh