Trong quá trình ương tôm thẻ chân trắng, công đoạn chăm sóc ấu trùng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sản lượng tôm nuôi sau này. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu về ấu trùng tôm thẻ chân trắng và cách chăm sóc chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bà con về ấu trùng tôm thẻ chân trắng cũng như cách ương nuôi chúng hiệu quả nhất!
Các nội dung chính
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng là gì?
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng là tôm giống được ương trước khi thả vào ao nuôi, thường được gọi là tôm bột hay tôm post. Thông thường kích thước của ấu trùng tôm thẻ chân trắng sẽ tùy vào số ngày tuổi của chúng. Ví dụ như tôm PL10 – là giống tôm đã phát triển hoàn chỉnh và thành ấu trùng được 10 ngày. Trong thời gian đó tôm cũng đã biến đổi hình thái hoàn thiện và hoàn tất quá trình ương giống.
Giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Các giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng cụ thể như sau:
- Sau khi chọn được giống tôm bố mẹ đã trưởng thành thì tiến hành thụ tinh.
- Sau khi thụ tinh trong khoảng 14 đến 16 giờ, trứng sẽ nở thành ấu trùng Nauplius.
- Từ 36 – 40 giờ sau đó ấu trùng Nauplius sẽ tiếp tục phát triển thành ấu trùng Zoea.
- Ấu trùng Zoea trong vòng 3 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng Mysis.
- Ấu trùng Mysis trưởng thành sẽ thành hậu ấu trùng Postlarvae (pL). Ấu trùng tôm pL được giữ từ 9 – 10 ngày, sau đó được thả nuôi trong ao vèo rồi chuyển xuống ao thịt, sau 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm mà người nuôi sẽ có cách chăm sóc và cho ăn khác nhau.
Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng
Cách ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Để tôm thẻ chân trắng đạt chất lượng cao nhất, cần hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc tốt ấu trùng trong quá trình ương nuôi.
Chuẩn bị bể ương nuôi ấu trùng
Trước hết cần vệ sinh và khử trùng bể ương bằng Chlorine khoảng 1 ngày. Sau đó dùng nước sạch lau rửa Chlorine trên bề mặt, đồng thời cấp nước biển đã được khử trùng và bổ sung EDTA 10 ppm. Cuối cùng là sục khí trong khoảng 1 ngày trước khi bắt đầu thả Nauplius vào ương.
Các điều kiện môi trường lý tưởng của bể ương:
- Độ sâu mực nước: 0,8 – 1m
- Độ mặn của nước: 28 – 32‰
- Nhiệt độ: 26 – 30 độ C.
- Độ pH: 8,0 – 8,6.
Bể ương có thể là bể hình tròn, hình vuông, bể xi măng hoặc bể composite. Thể tích thường tùy thuộc vào quy mô sản xuất, thông thường sẽ từ 4 – 10 m3.
Khử trùng và xử lý Nauplius
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng sau khi đẻ gọi là Nauplius. Sau khi tôm đẻ khoảng 30 – 32 giờ thì thu gom ấu trùng Nauplius vào bể đẻ sau đó chuyển chúng vào chậu hoặc thùng nhựa thể tích 20 đến 100 lít (tùy thuộc vào số lượng ấu trùng). Lưu ý nên sục khí nhẹ để ấu trùng phân bố đều khắp chậu. Các chuyên gia khuyên không nên ương tất cả ấu trùng mà chỉ nên chọn 70 – 80%, chủ yếu là những con khỏe mạnh, chuyển động theo ánh sáng và bơi lội tốt bằng cách tắt sục, soi đèn rồi vớt ấu trùng. Có thể định lượng ấu trùng Nauplius bằng cách đếm 1ml mẫu đại diện.
Để tiếp tục khử trùng, chúng ta dùng formaline một lượng khoảng 100 – 200 ppm. Cho ấu trùng nauplius tắm trong các dung dịch này để khử trùng trong 30 – 60 giây. Cuối cùng là cho chúng tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ formaline còn sót và thả ấu trùng vào bể ương.
Trước khi chuyển ấu trùng từ bể đẻ sang bể ương thì chúng ta nên kiểm tra độ mặn và nhiệt độ của nước. Nếu nhiệt độ giữa 2 bể có độ chênh lớn hơn 1 độ C và 2‰ về độ mặn thì cần phải thuần hóa ấu trùng Nauplius. Quá trình thuần hóa chúng cần đảm bảo các điều kiện: 1 độ C/30 phút và 1 đến 2‰ /30 phút. Mật độ ương ấu trùng dao động từ 150 – 200 ấu trùng Nauplius/lít.
Cho ăn và chăm sóc ấu trùng
Giai đoạn Nauplius: Ấu trùng này không cần cho ăn, chúng tự dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Khi hơn một nửa lượng Nauplius chuyển sang giai đoạn Nauplius 5 hãy bắt đầu cho tảo vào bể ương với lượng trung bình 10 lít tảo tươi/ 100000 ấu trùng, hoặc với lượng 0,1g tảo khô/100.000 ấu trùng. Ở giai đoạn này bà con đều đặn sục khí để lượng ấu trùng phân bố đều.
Giai đoạn Zoea: Nauplius sau 36 – 38 giờ ở nhiệt độ 29 đến 30 độ C. Thời gian chuyển đổi của từng giai đoạn thường từ 24 – 28 giờ phụ thuộc vào nhiệt độ nước ương, thức ăn cũng như sức khỏe của ấu trùng. Từ giai đoạn Zoea 1, ấu trùng có xu hướng ăn liên tục, do đó cần cho ăn tảo tươi hoặc tảo khô 4 – 5 lần/ ngày. Từ giai đoạn 2 và 3 trở đi nên bổ sung thêm thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak…) từ 2 – 3 lần/ ngày. Quy trình cho ăn cụ thể như sau:
- Zoea 1: ⅔ tảo khô hoặc 10 lý tảo tươi cho 100.000 ấu trùng và ⅓ thức ăn tổng hợp (40% thức ăn Frippak + 20% thức ăn Lansy + 20% V8 Zoea + 15% No + 5% ET 600). Cuối cùng là cho ăn với lượng 0,2 – 0,3g/ 10000 ấu trùng.
- Zoea 2: 50% tảo khô hoặc 8 lít tảo tươi và 50% thức ăn tổng hợp. Cuối cùng là cho ăn với lượng tương tự như Zoea 1
- Zoea 3: Chỉ cho ⅓ tảo khô hoặc 6 lít tảo tươi cùng ⅔ thức ăn tổng hợp. Ở cuối giai đoạn Zoea bà con nên xi phông đáy bể nếu có hiện tượng bị bẩn sau đó bổ sung nước cho bể nuôi (5 – 10%)
Giai đoạn Mysis: Ấu trùng Mysis nên được cho ăn 3 tiếng/ lần với liều lượng và thành phần bao gồm: 30% Frippak + 20% Lansy + 25% V8-Zoea + 20% No + 5% ET600. Tiếp theo cho ăn với lượng 0,5 – 0,6/10000 ấu trùng Mysis. Ở giai đoạn 3 của ấu trùng Mysis, tôm có sự lột xác hàng ngày cần bổ sung khoáng chất với lượng 2 – 5 ppm và vitamin C với lượng 1ppm vào thức ăn. Ở giai đoạn này bà con nên sục khí cường độ mạnh để ấu trùng không chìm xuống đáy. Tiếp theo nên định kỳ bổ sung vi sinh xử lý và làm sạch nước bằng Microbe-Lift AQUA C. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật có lợi giúp cân bằng tốt môi trường nước, ức chế các vi sinh vật có hại giảm hình thành khí độc trong nước. Ở cuối giai đoạn ấu trùng Mysis 3 hãy tiến hành xi phông đáy và thay 20 – 30% nước.
Giai đoạn PL: Thức ăn cho tôm PL ở giai đoạn này bao gồm 30% Frippak + 30% Green Lake + 40% N1 (thức ăn chuyên dụng cho tôm PL) và Nauplius Artemia. Nên cho PL ăn với tần suất 3 tiếng/lần theo liều lượng:
- Thức ăn tổng hợp: 1 – 1,5g/10000 ấu trùng.
- Nauplius Artemia: 1g/10000 ấu trùng.
Ở giai đoạn này cần đặc biệt chú ý tiến hành xi phông và thay nước hàng ngày với lượng 20 – 30% nước trong bể.
Giai đoạn thích hợp nhất để thu hoạch con giống là PL12 – PL14. Trước khi thu hoạch 1 tuần, lấy các mẫu ấu trùng phân tích 5 mầm bệnh tôm (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, MBV). Nếu phát hiện mầm bệnh lập tức loại bỏ và xử lý bằng Chlorine 50 ppm trong 12 giờ trước khi thải ra môi trường ngoài.
Mật độ vận chuyển trung bình của tôm PL là từ 1000 – 2000 ấu trùng/lít (trên 10 giờ vận chuyển) và 2000 – 3000 ấu trùng/lít (dưới 10 giờ vận chuyển). Cần lưu ý trước khi vận chuyển nên hạ nhiệt độ của nước đóng tôm giống xuống còn 20 độ C và tiếp tục duy trì nhiệt độ nước ở 20 – 25 độ C suốt quá trình vận chuyển. Tôm ở nhiệt độ này ít tiêu hao năng lượng, không xảy ra tình trạng ăn lẫn nhau hay tiêu tốn oxy trong nước.
Tham khảo: Ấu trùng tôm thẻ chân trắng bị dính chân
Hy vọng bài viết đã giúp bà con có thêm kiến thức về ấu trùng tôm thẻ chân trắng cũng như cách ương chúng chính xác và an toàn nhất. Mọi thắc mắc về sản phẩm Microbe-Lift và quy trình chăm sóc, nuôi tôm thẻ chân trắng vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất!
Tài liệu tham khảo:
- Kỹ thuật ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc – PGS.TS.Châu Tài Tảo, PGS.TS Nguyễn Văn Hòa, GS.TS Trần Ngọc Hải
- Cách ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng – thuysanvietnam
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh