Nguyen nhan va cach xu ly hien tuong au trung tom bi dinh chan

Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân

Trong quá trình ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng sẽ xuất hiện tình trạng ấu trùng tôm bị dính chân gây hậu quả không nhỏ đến công đoạn sản xuất giống. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn ấu trùng Naupilus cho đến Post và thường thấy nhất ở giai đoạn Zoea. Hãy cùng Biogency tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng trị hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân nhé!

Nguyên nhân hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân

Hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Ấu trùng Nauplius không được tắm và khử trùng kỹ, khiến chúng bị dính các chất thải và các dịch khác trong bể ấp và đẻ.
  • Người ương tôm cho ấu trùng ăn tảo khô sớm với liều lượng quá nhiều khiến lượng tảo này bị dư thừa tạo thành chất nhầy bám dính vào chân và phụ bộ của ấu trùng tôm.
  • Chưa xử lý nguồn nước đầu vào khiến chất màng nhầy nhớt xuất hiện trên mặt nước.
  • Thức ăn cho ấu trùng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
  • Chất lượng tảo tương trong bể ương không được đảm bảo.
  • Vỏ Artemia tạo chất nhầy nhớt.
  • Chưa làm tốt quá trình quản lý, thay nước ương nuôi tôm. Điều này dẫn đến các loại tảo, chất thải của ấu trùng và thức ăn tích tụ và làm ô nhiễm môi trường dẫn đến hiện tượng ấu trùng tôm bị dính vào nhau thành cụm khiến chúng không thể bơi, bắt mồi và chết dần trong bể.
Nguyen nhan va cach xu ly hien tuong au trung tom bi dinh chan 2
Hình 1: Cần xử lý tình trạng ấu trùng tôm bị dính chân để đảm bảo năng suất nuôi

Cách xử lý hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân

  • Điều chỉnh lượng tảo khô cho ấu trùng ăn để tránh dư thừa và tích tụ trong nước.
  • Sử dụng Chlorine khử trùng và loại bỏ các chất bẩn bám trên ấu trùng, tắm lại với nước sạch để đảm bảo không chất bẩn đã được loại bỏ.
  • Tùy mức độ ô nhiễm của ao, bể ương ấu trùng, thay nước từ 20 – 50%. Bên cạnh đó, sử dụng vi sinh làm sạch nước Microbe-Lift AQUA C để phân hủy chất thải, chất nhầy và làm sạch nước. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp ức chế các mầm bệnh nguy hiểm và tạo môi trường nước tốt, thuận lợi cho ấu trùng tôm phát triển.
Nguyen nhan va cach xu ly hien tuong au trung tom bi dinh chan 3
Hình 2: Vi sinh Microbe-Lift AQUA C
  • Có thể bổ sung thêm EDTA với liều lượng khoảng 10 – 30 ppm cùng các vitamin tổng hợp chống sốc môi trường cho ấu trùng.
  • Trong trường hợp nước bẩn tạo thành sợi khiến môi trường nước xấu đi, sử dụng lướt bắt để loại bỏ chất bẩn và cặn khỏi bể nuôi.

Tham khảo: Cách ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Cách phòng tránh ấu trùng tôm bị dính chân

Các phương pháp phòng tránh hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân bao gồm:

  • Sau khi tôm đẻ ấu trùng Nauplius được 30 – 32 giờ, thu gom ấu trùng và chuyển từ bể đẻ vào chậu. Tiến hành sục khí nhẹ để tôm phân bố đều. Lưu ý xử lý kỹ ấu trùng trước khi thả vào bể nuôi để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Khử trùng bằng cách tắm ấu trùng trong nước chứa Formalin nồng độ trung bình 200 – 300 ppm (khoảng 200 đến 300 ml Formalin/m3 nước) trong khoảng 30 giây. Hoặc có thể tắm ấu trùng bằng Iodine với nồng 0,1 ppm trong vòng 15 phút.
  • Khi thuần hóa hay xử lý ấu trùng Nauplius, cần thay nước ấu trùng từ trại tôm giống bố mẹ. Các thao tác phải nhanh, gọn và đúng kỹ thuật, hạn chế đem ấu trùng ra khỏi môi trường nước.
  • Xử lý nước bằng Chlorine đã lọc qua lõi lọc trước khi cho vào bể ương ấu trùng.
  • Thức ăn dùng cho ấu trùng tôm rất đa dạng, phù hợp với nhiều giai đoạn nuôi khác nhau bao gồm: tảo tươi, tảo khô, thức ăn chế biến, thức ăn tổng hợp, Artemia. Lời khuyên từ các chuyên gia là nên kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp để chăm sóc ấu trùng đạt hiệu quả và tăng chất lượng con giống.
  • Thành phần thức ăn bắt buộc cho giai đoạn ấu trùng Zoae 1 đến Zoae 3 là tảo tươi, nên duy trì thành phần này đến cuối giai đoạn ấu trùng Mysis. Khi chọn tảo tươi cần lưu ý chọn những loại tảo không chứa tạp chất.
  • Dùng trứng Artemia cho ăn chất lượng cao, đã qua xử lý.
  • Ấu trùng trong quá trình phát triển thường phát sinh chất thải hoặc lột vỏ làm bẩn nước ao nuôi. Do đó cần đều đặn thay nước và làm sạch nước ao bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để phân hủy các chất thải và diệt trừ mầm bệnh có hại hiệu quả nhất. Ngoài ra nên kết hợp cùng các biện pháp:
  • Xi phông đáy: Dùng xi phông hút toàn bộ đáy bể ương, sục khí nhẹ. Cặn bã, thức ăn thừa, vỏ tôm và xác ấu trùng sẽ được vớt ra ngoài qua vợt. Ấu trùng còn sống sẽ thả lại vào bể đã làm sạch.
    • Thay nước: Sử dụng dụng cụ hút nước để hút nước bể ra ngoài cho đến mức cần thay. Tiếp theo, cấp nước mới có cùng điều kiện về thủy, lý hóa vào bể hoặc ao nuôi ấu trùng để hạn chế sự thay đổi đột ngột môi trường.
    • Kích thước các mắt lưới sử dụng chung với dụng cụ thay nước hoặc lượng nước cần thay trong giai đoạn nuôi ấu trùng tôm như sau:
      • Giai đoạn Zoae 2 và Zoae 3: Lượng nước cần thêm là 20%.
      • Giai đoạn Mysis 1 – PL1: Kích thước các mắt lưới là 500µm và cần thay từ 20 đến 30% lượng nước bể nuôi.
      • Giai đoạn PL1 – PL5: Kích thước các mắt lưới là 700µm, cần thay 40 đến 60% lượng nước bể nuôi.

Tham khảo: Các thời kỳ phát triển ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Hy vọng qua bài viết, bà con đã hiểu rõ các nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân, đừng quên kết hợp cùng các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift để đạt hiệu quả cao nhất. Liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE  0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua vi sinh cách nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký