Các hợp chất cung cấp cho độ kiềm trong quá trình xử lý ammonia thường ở dạng: Bicacbonat (HCO3), Cacbonat (CO32-), và Hydroxit (OH-).
Độ kiềm rất quan trọng trong quá trình xử lý ammonia trong nước thải. Nó thực hiện các vai trò:
- Là chất đệm pH giúp duy trì gần giá trị pH trung tính và hoạt động enzym thích hợp.
- Là nguồn carbon cho vi khuẩn nitrat và thúc đẩy quá trình nitrat hóa.
- Có thể kết hợp với chất rắn hòa tan (có nồng độ cao gây cản trở cho sự hình thành các bông keo).
Quá trình Nitrat hóa diễn ra tại bể sinh học hiếu khí. Trong quá trình này, vi khuẩn Nitrat hóa cũng tạo ra axit. Do vậy, sẽ làm cho pH trong bể hiếu khí giảm xuống. PH càng giảm sẽ ức chế quá trình Nitrat hóa. Độ kiềm trong nước thải có sẵn và hoạt động như một chất đệm cho các axit do vi khuẩn Nitrat hóa tạo ra.
Nếu có đủ độ kiềm, độ pH vẫn nằm trong phạm vi mong muốn đối với vi khuẩn Nitrat hóa và quá trình chuyển đổi vẫn xảy ra. Tuy nhiên, nếu nguồn nước thải đầu vào có nồng độ Amoniac cao hơn hoặc có độ kiềm tự nhiên thấp, sẽ xảy ra việc giảm pH nhanh. Gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.
Cách xác định độ kiềm cần bổ sung trong quá trình xử lý ammonia
Khi độ kiềm trong nước thải giảm xuống dưới 100 mg/l, hệ thống nhanh chóng tiêu thụ độ kiềm còn lại. Phản ứng Nitrat hóa chuyển đổi Amoniac (NH3)) cần 7.14 g/l độ kiềm cho mỗi 1.0 mg/l Amoniac được chuyển đổi thành Nitrat (NO3) tại bể hiếu khí. Do vậy, vẫn cần bổ sung thêm độ kiềm vào bể hiếu khí nếu muốn tiếp tục chuyển hóa nồng độ ammoniac.
Ví dụ: Đo nồng độ kiềm trong bể hiếu khí có 100mg/l độ kiềm tổng cộng. Tuy nhiên vẫn cần chuyển đổi thêm 10 mg/l ammoniac. Như vậy, 10mg/l độ kiềm có sẵn là không đủ để quá trình chuyển hóa. Mà cần bổ sung thêm 71.4 mg/l độ kiềm cho quá trình diễn ra hoàn toàn.
Cần đo thông số độ kiềm để đưa ra phương án chính xác. Nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình chuyển đổi hiệu quả. Độ kiềm thể hiện khả năng trung hòa axit trong nước thải. Do đó, độ kiềm có một mối quan hệ với pH. Tuy nhiên, độ kiềm không giống như pH, vì nước thải không cần một pH cao để có độ kiềm cao.
Theo dõi pH sẽ không chính xác trong việc xác định độ kiềm và việc bổ sung độ kiềm cho hệ thống. Tuy nhiên việc theo dõi pH giúp cho việc xác định kịp thời vấn đề có thể xảy ra (pH bể hiếu khí không thấp hơn 6.5).
Sản phẩm giúp bổ sung độ kiềm cho hệ thống xử lý nước thải
Các hợp chất cung cấp cho độ kiềm trong nước thải thường ở dạng: Bicacbonat (HCO3), Cacbonat (CO32-), và Hydroxit (OH-). Các thành phần này như chất đệm và giúp duy trì độ pH ổn định.
Sodium Bicarbonate là một trong những sản phẩm bổ sung độ kiềm cho hệ thống xử lý nước thải.
Việc kiểm soát độ kiềm trong hệ thống xử lý nước thải rất quan trọng. Đặc biệt là trong quá trình xử lý Ammonia và Nitơ. Để hiểu rõ hơn về quá trình cũng như phương pháp xử lý để đạt được hiệu suất cao nhất, hãy liên hệ đến hotline 0909 538 514 để được tư vấn cụ thể.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Tài liệu tham khảo:
- Effects of alkalinity on ammonia removal, carbon dioxide stripping, and system pH in semi-commercial scale water recirculating aquaculture systems operated with moving bed bioreactors – Steven T.Summerfelt, AnneZühlke, JelenaKolarevic, Britt Kristin MegårdReiten, RogerSelset, XavierGutierrez, Bendik FyhnTerjesen
- How Alkalinity Affects Nitrification – CWEA
- Wastewater Technology Fact Sheet – Ammonia Stripping – EPA
- LUO, Cai-Wu, et al. Influence of reaction parameters on the catalytic performance of alkaline-treated zeolites in the novel synthesis of pyridine bases from glycerol and ammonia. Industrial & Engineering Chemistry Research, 2016, 55.4: 893-911.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh