Sự phát triển của tuyến trùng sẽ gây hại trực tiếp cho cây trồng. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra các sinh vật đối kháng và cơ chế của nó tác động trực tiếp.
Các nội dung chính
Myconematicides gây hại trực tiếp cho tuyến trùng
Năm 1960, các nhà khoa học sinh học nông nghiệp đưa ra kết luận nấm là nhóm vi sinh vật đối kháng nhiều nhất. Đến nay có hơn 350 loài nấm được phát hiện là vi sinh vật gây hại trực tiếp. Chúng thuộc nhóm Deuteromycetes.
Các nhà khoa học chia nhóm nấm này thành 3 nhóm: nhóm bẫy (predaceous fungi), nhóm ký sinh (endozoic fungi) và nhóm ký sinh trên trứng (opportunistic fungi).
Nhóm Nấm bẫy tuyến trùng
Những nấm này có chất bám dính trên khắp bề mặt của khuẩn ty. Chúng phát triển thành những u hay những nút thắt dạng vòng để bắt các con mồi. Chúng tạo thành mạng lưới chằn chịt trong đất, gây cản trở cho quá trình di chuyển. Không gian hoạt động của tuyến trùng bị thu hẹp. Với cách bẫy theo kiểu mạn nhện sẽ làm cho mật số tuyến trùng ngày càng giảm
Nhóm ký sinh trên tuyến trùng
Có gần 100 giống trong nhóm này. Trong đó Cartenaria auxiliaris và Nematophthora gymnophila có khả năng dùng làm tác nhân kiểm soát sinh học gây hại thực vật. Do tính chuyên biệt cao nên nhóm này rất khó nhân giống với số lượng lớn. Nên rất hiếm khi sử dụng nhóm này bằng biện pháp bổ sung trực tiếp vào đất để phòng trị. Nó đòi hỏi công nghệ cao để sản xuất và bảo quản.
>>> Xem thêm: Giải pháp sinh học quản lý bền vững
Nhóm ký sinh trên trứng
Gây hại trên rễ cây thanh long
Các nhà khoa học phân lập nấm. Kết luận rằng có loài nấm ký sinh trên trứng của tuyến trùng thuộc giống Globodera, Heterodra, Meloidogyne. Chúng sống hoại sinh trong đất. Nhưng khi chúng tiếp xúc và gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ tấn công và ký sinh, đối với trứng và những con cái non.
Những nấm ký sinh thuộc dạng này có 2 loài được sử dụng phổ biến là Paecilomyces lilacinus và Verticillium chlamydosporum. Vì lợi thế nội ký sinh trong tuyến trùng và trứng. Khi dùng 2 loài này để làm tác nhân kiểm soát sinh học. Người ta nhận thấy chúng có ưu điểm hơn sử dụng loài nấm bẫy tuyến trùng Paecilomyces lilacinus có hiệu quả diệt tuyến trùng ở cà chua, khoai tây, đậu,… Kết quả này đã được kiểm nghiệm trong nhà kính và ngoài đồng tại Malaysia, Phillipines, Puerto Rico và Hoa Kỳ.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh