Vì sao Coliform trong nước thải sau xử lý không đạt chuẩn?

Vì sao Coliform trong nước thải sau xử lý không đạt chuẩn?

Coliform trong nước thải không đạt chuẩn sau xử lý là một trong những tình trạng thường gặp tại các hệ thống xử lý nước thải. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để xử lý Coliform đạt chuẩn chỉ tiêu xả thải theo đúng quy định?

Coliform trong nước thải không xử lý triệt để sẽ gây ra hậu quả gì?

Vi khuẩn Coliform trong nước thải là một tập hợp các vi sinh vật (VSC) sống với số lượng lớn trong ruột của con người, động vật máu nóng, lạnh để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Hàm lượng Coliform trong nước thải là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. Nói chính xác hơn thì sự hiện diện của vi khuẩn Coliform có nghĩa là nước đã bị ô nhiễm với vật liệu phân của con người hoặc động vật. Chỉ tiêu Coliform càng cao chứng tỏ nước càng ô nhiễm lớn. 

1/ Coliform trong nước thải không xử lý triệt để sẽ gây ra hậu quả gì?

Coliform xuất hiện trong nước chủ yếu từ những nguyên nhân sau:

  • Xử lý nước thải và bể tự hoại không đúng cách, làm cho lượng chất thải có chứa vi khuẩn Coliform ngấm vào lòng đất, thấm vào mạch nước ngấm khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform.
  • Nhà máy xử lý nước sinh hoạt chứa triệt để vi khuẩn Coliform khiến vi khuẩn còn tồn tại trong nước sinh hoạt hằng ngày.
  • Nước máy bị nhiễm khuẩn Coliform do chảy qua các đường ống cũ, rỉ sét vì thời gian sử dụng quá lâu năm.
  • Không xử lý phân động vật đúng cách trước khi thải ngoài môi trường.
  • Nước mưa chưa qua xử lý.
  • Xung quanh môi trường sống của vật nuôi, nuôi trồng hoang dã.
  • Trong nguồn nước ngầm bị ô nhiễm (vi khuẩn gây hại được chảy theo vào sông, hồ..)

Đa số vi khuẩn Coliform vô hại, một số chủng E.Coli (vi khuẩn thuộc nhóm Coliform) có thể gây bệnh đường ruột như E. Coli O157:H7. Khi Coliform trong nước thải không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ là mối nguy hại về mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh như sốt thương hàn, viêm dạ dày, viêm gan… Chính vì vậy để giảm các ảnh hưởng của Coliform, theo quy định, tại các hệ thống nước thải sau xử lý cần có chỉ số Coliform đạt chuẩn mới được phép xả thải ra môi trường.

Tiêu chuẩn hàm lượng vi khuẩn Coliform an toàn theo quy chuẩn:

  • Trong nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT): hàm lượng E.coli và Coliform tổng số bằng 0 vi khuẩn/100ml.
  • Trong nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT): hàm lượng E.coli là 0 vi khuẩn/100ml và Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.
  • Trong nước thải sinh hoạt QCVN 14-2008:  Hàm lượng Coliform 3000-5000 MPN100ml
  • Trong nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT): Hàm lượng Coliform là 3000 vi khuẩn/100ml đối với nước thải loại A và 5000 vi khuẩn/100ml đối với nước thải loại B.

Xem thêm: Cách xử lý vi khuẩn Coliform trong nước thải đạt chuẩn

Vì sao Coliform trong nước thải sau xử lý vẫn không đạt chỉ tiêu và cách khắc phục

Chỉ tiêu Coliform trong nước thải được quy định rõ ràng, tuy nhiên tại nhiều hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chỉ tiêu Coliform sau xử lý vẫn không đạt tiêu chuẩn, thậm chí vượt ngưỡng rất nhiều lần so với quy chuẩn hiện hành. Vậy nguyên nhân do đâu?

2/ Vì sao Coliform trong nước thải sau xử lý vẫn không đạt chỉ tiêu và cách khắc phục

Mỗi hệ thống xử lý nước thải sẽ áp dụng những quy trình xử lý khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Xử lý Coliform thường ở khâu cuối của hệ thống. Nước thải sẽ đi qua bể khử trùng. Bể sử dụng hóa chất khử trùng để xử lý các mầm vi khuẩn gây bệnh, phổ biến nhất là Clo. Chính vì vậy khi chỉ tiêu Coliform sau xử lý không đạt chuẩn nguyên nhân chủ yếu do hiệu quả của bể khử trùng thấp.

Để xử lý, nhà vận hành cần tiến hành kiểm tra lại lượng Clo cấp vào bể khử trùng. Nếu bể hết hoặc thiếu hụt clo thì bổ sung thêm clo hoặc điều chỉnh tăng giảm lượng Clo cho bể khử trùng sao cho phù hợp nhất. Tiếp đó tiến hành theo dõi thường xuyên và kiểm tra chỉ tiêu Coliform đầu ra có đạt chuẩn hay không từ đó có hướng xử lý tiếp theo. Cũng có thể phương pháp xử lý Coliform không phù hợp.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký