Danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng tràn lan, thiếu kiểm soát các loại kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ cung cấp một danh sách đầy đủ các loại kháng sinh bị cấm trong quá trình nuôi trồng thủy sản nhằm giúp bà con tránh việc sử dụng nhầm những chất nguy hiểm này. 

Hệ lụy khi dùng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Trước khi tìm hiểu về danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, Biogency sẽ giới thiệu về cơ chế và công dụng của các loại thuốc kháng sinh trong việc nuôi thủy sản để bà con có cái nhìn tổng quan hơn về loại thuốc này.

Kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra ở động vật thủy sản như cá, tôm, cua. Kháng sinh thường được chia làm hai loại: diệt khuẩn và ức chế khuẩn. Dưới đây là công dụng chính của kháng sinh.

  • Phòng ngừa bệnh: Kháng sinh có thể được sử dụng trong thức ăn hoặc nước nuôi để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản.
  • Điều trị bệnh: Khi động vật thủy sản bị bệnh do vi khuẩn gây ra, kháng sinh sẽ được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh cho các loài thủy sản.

Những kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản thường là những loại kháng sinh có nồng độ cao với khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi bà con sử dụng các chất này sẽ gây nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh trong thủy sản, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tạo ra vi khuẩn kháng thuốc: Sử dụng kháng sinh bị cấm có thể dẫn đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Khi kháng sinh này được sử dụng thường xuyên, vi khuẩn có thể phát triển cơ chế đề kháng khiến kháng sinh mất hiệu lực. Từ đó, việc điều trị các bệnh thủy sản trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái thủy sinh: Kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản có thể tích tụ trong môi trường nước, gây hại cho các loài thủy sinh khác, làm mất cân bằng hệ sinh thái thủy sinh. Khi sử dụng các sản phẩm thủy sản được nuôi bằng kháng sinh bị cấm, con người có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn kháng thuốc. Các chất độc hại từ kháng sinh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản
Kháng sinh cấm tích tụ trong môi trường nước, gây hại cho các loài thủy sinh.

Danh mục 24 loại hóa chất/kháng sinh bị cấm trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản hiện nay

Kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản thường là kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ở người. Khi bà con sử dụng những loại kháng sinh này sẽ mang nhiều nguy cơ gây hại cho con người và thủy hải sản. Dưới đây là 24 loại hóa chất/kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất, động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành.

STT Tên hóa chất, kháng sinh
1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng
2 Chloramphenicol
3 Chloroform
4 Chlorpromazine
5 Colchicine
6 Dapsone
7 Dimetridazole
8 Metronidazole
9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
10 Ronidazole
11 Green Malachite (Xanh Malachite)
12 Ipronidazole
13 Các Nitroimidazole khác
14 Clenbuterol
15 Diethylstilbestrol (DES)
16 Glycopeptides
17 Trichlorfon (Dipterex)
18 Gentian Violet (Crystal violet)
19 Trifluralin
20 Cypermethrin
21 Deltamethrin
22 Enrofloxacin
23 Ciprofloxacin
24 Nhóm Fluoroquinolones

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc cấm sử dụng một số hóa chất và kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản, đối tượng áp dụng bao gồm: Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản trong nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản.

Các loại kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu bà con trộn vào thức ăn. Những chất cấm này sẽ khiến tôm chậm lớn, kích thước nhỏ, mẫu mã không đẹp và nếu liều lượng cao sẽ khiến tôm bị chết. Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm tiêu thụ và xuất khẩu.

Danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản
Kháng sinh cấm có thể gây rối loạn hệ thần kinh, gây quái thai và ung thư.

Giải pháp nào thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản?

Để thay thế việc sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, bà con nên áp dụng sử dụng thảo dược và men vi sinh. Sử dụng thảo dược là một phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh cho nuôi trồng thủy sản. Các thành phần từ thảo dược có thể giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho thủy sản một cách tự nhiên.

Để duy trì môi trường cân bằng, tăng cường phòng ngừa bệnh trong nuôi trồng thủy sản bà con có thể sử dụng men vi sinh. Sản phẩm giúp cân bằng vi sinh vật có lợi, giảm ô nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch cho động vật. Microbe-Lift là dòng men vi sinh chất lượng cao, an toàn cho môi trường và không gây tác động phụ đến động vật thủy sản.

  • Microbe-Lift AQUA C:

Sản phẩm chứa các loại vi sinh vật Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes giúp cải thiện chất lượng nước. AQUA C tăng cường phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá, xử lý và làm sạch nước ao nuôi. Sản phẩm giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh.

  • Microbe-Lift DFM:

Dòng men vi sinh chứa 4 chủng lợi khuẩn tốt cho đường ruột tôm, phòng ngừa bệnh phân trắng hiệu quả. Sản phẩm giúp sự phân giải thức ăn, hấp thu dinh dưỡng diễn ra một cách dễ dàng hơn, vì vậy tôm có thể hấp thụ tối đa dưỡng chất. Microbe-Lift DFM giúp hạn chế bệnh đường ruột, hạn chế việc bà con phải sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản.

  • Microbe-Lift AQUA N1:

Men vi sinh này giúp phân hủy chất thải hữu cơ, làm sạch môi trường nuôi, giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước. AQUA N1 chứa 2 chủng vi sinh vật giúp tăng quá trình khử khí độc ao nuôi: Nitrosomonas sp (chuyển hóa ammonia (NH4) thành nitrit (NO2)), Nitrobacter sp (tiếp tục chuyển hóa nitrit (NO2) thành nitrat (NO3)).

Danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản
Men vi sinh an toàn và hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh cho nuôi trồng thủy sản.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bà con nắm rõ và tránh việc sử dụng nhầm các loại kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản. Để được tư vấn cụ thể về việc sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong quá trình nuôi trồng thủy sản, bà con vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Cách ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở trang trại nuôi tôm

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký