Bệnh đóng rong trên tôm sú là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ sinh trưởng mà còn tác động đến chất lượng và giá trị thương phẩm của tôm sú. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp phòng trị bệnh đóng rong là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho tôm. Vì vậy, bài viết sau đây của Biogency sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cách nhận biết cũng như xử lý bệnh đóng rong trên tôm sú.
Các nội dung chính
Bệnh đóng rong trên tôm sú là gì? Tác hại gì đến tôm?
Bệnh đóng rong trên tôm sú là hiện tượng vỏ tôm bị các sinh vật như vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh bám vào, tạo thành một lớp màng nhầy trơn nhớt. Lớp màng này thường có màu xanh rêu, đen hoặc xám và thường xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn nuôi tôm. Bệnh này có tác động tiêu cực tới tôm, cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Bệnh đóng rong làm cản trở quá trình hô hấp, lột xác và di chuyển của tôm. Bệnh lý này sẽ làm tôm bị suy yếu, dễ mắc các bệnh như đốm trắng, gan tụy, gãy ruột và làm giảm khả năng sinh trưởng của tôm.
- Giảm chất lượng tôm: Lớp màng nhầy bám trên vỏ tôm làm giảm giá trị thẩm mỹ và chất lượng thịt tôm, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.
- Tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại khác: Lớp màng nhầy là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm bệnh và ký sinh trùng phát triển, gây hại cho tôm.
>>> Xem thêm: Quy trình nuôi tôm sú ao bạt
Dấu hiệu nhận biết bệnh đóng rong trên tôm sú
Bệnh đóng rong trên tôm sú là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh là rất quan trọng để bà con có thể nhanh chóng tìm được các biện pháp phòng trị hiệu quả. Dưới đây là 3 dấu hiệu điển hình của bệnh đóng rong trên tôm sú:
- Mang tôm: Đổi màu sẫm hoặc đen, có thể xuất hiện các đốm đen li ti.
- Vỏ tôm: Bị bao phủ bởi lớp dịch nhầy, trơn nhớt có màu xanh rêu, đen hoặc xám. Lớp nhớt này tập trung nhiều ở phần đầu, ngực và các phụ bộ của tôm.
- Biểu hiện của tôm: Bỏ ăn, bơi lờ đờ và thường tập trung nhiều gần mé bờ.
Cách điều trị bệnh đóng rong trên tôm sú
Bệnh đóng rong trên tôm sú không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn gây tổn thất kinh tế cho người nuôi. Để đối phó với tình trạng này, việc bà con sử dụng các biện pháp khoa học và kỹ thuật hợp lý là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những giải pháp được đề xuất để giúp bà con ngăn chặn và điều trị bệnh lý này:
Xử lý môi trường nước ao
Để khắc phục bệnh đóng rong trên tôm sú, bà con có thể sử dụng thuốc diệt khuẩn Prodine99 với liều lượng là 1 lít/4.000-10.000m³ nước. Bên cạnh đó, người nuôi cần áp dụng liều lượng này liên tục trong hai ngày, tốt nhất là nên sử dụng vào những lúc trời mát để nâng cao hiệu quả điều trị. Sản phẩm không chỉ tiêu diệt vi khuẩn và nấm bên ngoài tôm, mà còn giúp tôm tránh được tình trạng đóng rong mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Đồng thời, Prodine99 còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh trong nước, giúp làm sạch môi trường nước. Sau quá trình diệt khuẩn kéo dài 2 ngày, việc bổ sung men vi sinh như Aqua C, Aqua SA hay Aqua N1 sẽ giúp loại bỏ chất cặn bã và khí độc có trong áo. Ngoài ra, men vi sinh còn giúp ngăn chặn sinh vật gây bệnh, giảm tảo, cân bằng hệ sinh thái cho ao và hỗ trợ tôm hồi phục nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị tôm sú đỏ thân
Xử lý trên cơ thể tôm nuôi
Bổ sung dinh dưỡng và vitamin vào thức ăn cho tôm là việc làm vô cùng quan trọng. Hành động này góp phần giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng sau khi bị bệnh. Bà con có thể tham khảo cách xử lý rong trên thân tôm theo hướng dẫn sau:
- Bổ sung dinh dưỡng từ các chế phẩm chứa Beta Glucan cung cấp Beta glucan giúp gan, đường ruột của tôm khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi cho tôm. Do đó, bà còn hãy trộn 3-5g/kg vào thức ăn hằng ngày của tôm, sau đó cho ăn định kỳ với liều lượng 2 ngày/lần.
- Sử dụng Vitamin C: Việc bổ sung Vitamin C liên tục trong khẩu phần ăn là biện pháp quan trọng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm. Điều này giúp tăng cường khả năng phòng vệ của tôm trước các tác nhân gây bệnh.
- Cung cấp khoáng chất từ việc trộn thêm các chế phẩm có khả năng cung cấp các khoáng chất thiết yếu giúp tôm lột xác dễ dàng, loại bỏ lớp vỏ bị đóng rong nhớt. Để sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả, bà con cần trộn 3-5ml/kg Canxi Milk vào thức ăn của tôm với liều lượng 2-3lần/ tuần trong suốt vụ nuôi.
Ngoài ra, việc duy trì tỷ lệ khoáng chất Na:Mg:Ca:K ở mức 27,5:3,5:1:1 là chìa khóa quan trọng để tôm có thể lột xác một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, bà con cần kiểm tra và điều chỉnh chỉ số khoáng chất đang có ở ao nuôi một cách thường xuyên. Khi cần thiết, bà con hãy tạt khoáng trực tiếp xuống ao để bổ sung đủ các khoáng chất cần thiết trong quá trình phát triển của tôm.
Phòng bệnh đóng rong trên tôm sú bằng cách nào?
Bệnh đóng rong trên tôm sú là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây thiệt hại mùa vụ nặng nề cho người nuôi. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho tôm và mang lại vụ mùa bội thu. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh đóng rong trên tôm sú:
Trước khi thả giống
Cải tạo ao nuôi là bước không thể thiếu để phòng ngừa bệnh đóng rong ở tôm sú, điều này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt của bà con trước khi bắt đầu mỗi vụ nuôi. Hành động này nhằm loại bỏ triệt để các loại mầm bệnh cũ đã có sẵn ở ao nuôi, giúp bà con tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm.
Trong quá trình nuôi
Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc quản lý môi trường sống và chăm sóc sức khỏe cho tôm sú là một bước quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình nuôi tôm, các biện pháp sau đây cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt và khoa học:
- Quản lý thức ăn: Việc chọn lựa thức ăn chất lượng cao và kiểm soát liều lượng thức ăn phù hợp là điều cần thiết trong quá trình nuôi tôm. Việc này giúp hạn chế chất hữu cơ dư thừa và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm ao nuôi, từ đó bảo vệ sức khỏe cho tôm.
- Diệt khuẩn định kỳ cho ao: Sát trùng nước ao là biện pháp thiết yếu để tiêu diệt vi khuẩn và tảo có trong ao. Quá trình này cần được thực hiện định kỳ mỗi 10-15 ngày để ngăn chặn bệnh đóng rong trên tôm sú.
- Xử lý chất hữu cơ: Hệ thống xi-phông đáy ao đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ rác thải, xác hữu cơ và ngăn chặn khí độc cùng mầm bệnh có trong ao nuôi. Bên cạnh đó, việc bổ sung men vi sinh sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phân hủy thức ăn thừa và phân tôm có trong ao.
Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm Microbe-Lift AQUA SA trong quá trình xi-phông đáy ao là giải pháp tối ưu để tạo ra môi trường nuôi tôm sú hiệu quả. Cụ thể, sản phẩm Microbe-Lift AQUA SA giúp phân hủy nhanh chóng lớp váng cứng do thức ăn thừa, tảo chết và các chất hữu cơ khác tạo thành ở phần đáy của ao. Quá trình này sẽ giúp bà con cải thiện được độ trong của nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước của ao nuôi.
Bài viết trên của Biogency đã giới thiệu chi tiết về các phương pháp để ngăn chặn và điều trị bệnh đóng rong trên tôm sú. Mong rằng, với những kiến thức trên bà con đã tìm được biện pháp phòng trị bệnh đóng rong phù hợp nhất với điều kiện ao nuôi của mình. Nếu bà con có nhu cầu tìm hiểu thêm về các chế phẩm sinh học giúp phòng chống bệnh đóng rong trên tôm sú, hãy liên hệ với Biogency qua số Hotline 0909 538 514 ngay hôm nay nhé!
>>> Xem thêm: Bổ sung khoáng cho tôm sú để nâng cao hiệu quả nuôi trồng
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh