ESG là gì? Tầm quan trọng của ESG với doanh nghiệp

ESG là gì? Tầm quan trọng của ESG với doanh nghiệp

ESG là gì đang được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm trong thời đại phát triển. Bởi đây không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà ESG đang trở thành nền tảng mang đến nhiều giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, BIOGENCY sẽ cùng bạn tìm hiểu ESG là gì và vì sao lại đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay.

ESG là gì?

ESG được viết tắt từ 3 yếu tố Environmental, Social và Governance, đây là bộ tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. ESG không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với các vấn đề như biến đổi khí hậu, quyền lợi người lao động, minh bạch trong quản trị và đạo đức kinh doanh.

ESG đánh giá mức độ phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp
ESG đánh giá mức độ phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp

Khái niệm ESG bắt đầu được chú ý từ những năm đầu thế kỷ 21. Lúc này, các nhà đầu tư và tổ chức tài chính toàn cầu nhận ra rằng các yếu tố phi tài chính này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động, mức độ rủi ro và giá trị lâu dài của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững, ESG đã trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư và hoạch định chiến lược kinh doanh.

Các cấu phần của ESG

Như đã đề cập, ESG bao gồm ba cấu phần chính: Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị). Mỗi yếu tố đều đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá hiệu quả và sự bền vững của một doanh nghiệp trong dài hạn.

Environmental (Môi trường)

Thành phần này tập trung vào cách doanh nghiệp quản lý các tác động của mình đến môi trường tự nhiên. Những tiêu chí được đánh giá bao gồm lượng khí thải nhà kính, việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như nước, đất và khoáng sản, cũng như các chính sách về tiết kiệm năng lượng. Xem thêm: Năng lượng tái tạo & năng lượng không tái tạo là gì?>>>

Social (Xã hội)

Yếu tố xã hội trong ESG đánh giá mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, cộng đồng và nhà cung cấp. Doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện lao động an toàn, mức tiền lương và phúc lợi hợp lý, cùng các chương trình đào tạo và phát triển năng lực cho nhân viên.

Governance (Quản trị)

Thành phần này phản ánh cách thức doanh nghiệp được điều hành và quản lý. Các tiêu chí bao gồm cơ cấu lãnh đạo rõ ràng, vai trò và quyền lợi của cổ đông, cùng với các quy trình ra quyết định minh bạch và có trách nhiệm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách quản lý rủi ro hiệu quả và tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật cũng như quy chuẩn ngành.

ESG gồm 3 thành phần chính đặc biệt quan trọng.
ESG gồm 3 thành phần chính đặc biệt quan trọng.

Tầm quan trọng của ESG với doanh nghiệp

Việc áp dụng ESG vào chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp không chỉ thể hiện cam kết phát triển bền vững mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trên nhiều phương diện. Dưới đây là những lý do vì sao ESG ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp:

Tuân thủ quy định pháp lý và đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu

Trong bối cảnh các quốc gia siết chặt các quy định về môi trường, lao động và quản trị, ESG giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý hiện hành. Đồng thời, việc triển khai ESG cũng hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Thu hút vốn đầu tư

Các nhà đầu tư hiện nay không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng đến rủi ro dài hạn và giá trị bền vững. Doanh nghiệp có chiến lược ESG rõ ràng thường được đánh giá là ít rủi ro, minh bạch và đáng tin cậy, từ đó có khả năng thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư có trách nhiệm.

Doanh nghiệp có chiến lược ESG rõ ràng sẽ được đánh giá cao, thu hút nguồn vốn từ quỹ đầu tư.
Doanh nghiệp có chiến lược ESG rõ ràng sẽ được đánh giá cao, thu hút nguồn vốn từ quỹ đầu tư.

Tiết kiệm chi phí dài hạn, cải thiện hiệu quả hoạt động

Các giải pháp ESG như tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải hay tối ưu chuỗi cung ứng sẽ tốt cho môi trường, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành đáng kể. Đồng thời, việc cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực cũng giúp tăng năng suất và giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Tăng cường trách nhiệm xã hội

ESG tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với cộng đồng, người lao động và các bên liên quan… Điều này giúp tăng mức độ gắn bó và lòng tin từ cộng đồng, từ đó nâng cao vị thế doanh nghiệp trong xã hội.

Bảo vệ môi trường

Thông qua việc áp dụng các giải pháp sản xuất, doanh nghiệp góp phần vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này góp phần chủ động thích nghi với các rủi ro môi trường trong tương lai như biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên..

Phát triển doanh nghiệp theo hướng ESG góp phần bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu.
Phát triển doanh nghiệp theo hướng ESG góp phần bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu.

Tăng uy tín, thiện cảm từ khách hàng

Trong thời đại người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các giá trị đạo đức và bền vững, một doanh nghiệp minh bạch, có trách nhiệm với xã hội và môi trường sẽ tạo dựng được niềm tin và thiện cảm từ khách hàng. Điều này giúp tăng khả năng giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

ESG đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp.
ESG đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo: VnExpress (https://vnexpress.net/esg-la-gi-4797342.html)

Qua bài viết, có thể thấy rõ ESG là gì và vì sao nó ngày càng trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh ngày nay, việc tích hợp ESG vào mô hình quản trị là bước đi chiến lược để doanh nghiệp khẳng định vị thế, tăng tính cạnh tranh và hướng tới thành công lâu dài. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ BIOGENCY qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Suy giảm đa dạng sinh học: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục