Giá trị kinh tế của tôm thẻ chân trắng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ven biển như Việt Nam. Tôm không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn từ xuất khẩu, mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Vì vậy để tìm hiểu cụ thể hơn về giá trị kinh tế của tôm thẻ chân trắng, bà con hãy cùng Biogency tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính
Tôm thẻ chân trắng mang đến kim ngạch xuất khẩu cao trong 3 năm trở lại đây
Tôm thẻ chân trắng nổi lên như một “ngôi sao” sáng trong ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 3 năm trở lại đây. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi tôm, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã đạt được những thành tựu ấn tượng, góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ qua từng con số cụ thể như sau:
Năm 2022:
Năm 2022 đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của ngành xuất khẩu tôm thẻ chân trắng Việt Nam. Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng hơn 11% so với năm 2021, đạt 117.000 ha, sản lượng đạt 743.000 tấn.
Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu tôm cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,2%, đạt kỷ lục 8,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 3 thế giới và chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Năm 2023:
Trái với sự phát triển mạnh mẽ trong năm 2022, ngành xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã gặp nhiều khó khăn trong năm 2023. Theo số liệu từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Xúc tiến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2023 đạt khoảng 3,39 tỷ USD, giảm 21,5% so với năm 2022. Dữ liệu của VASEP cũng cho thấy xuất khẩu tôm thẻ chân trắng giảm hơn 20,5%, đạt hơn 1,5 tỷ USD.
Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2023 chủ yếu do sự biến động của thị trường. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ tôm tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc giảm do lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ.
Tuy nhiên, từ tháng 9/2023, giá trị xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi. Một số thị trường như Australia, Canada, Bỉ và Đài Loan đã ghi nhận sự tăng trưởng từ 1% đến 54%. Bên cạnh đó trong năm 2023 Việt Nam cũng đã xuất khẩu thành công tôm sang 100 thị trường khác nhau trên toàn thế giới. Điều này thể hiện giá trị kinh tế của tôm thẻ chân trắng vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Năm 2024:
Dự báo năm 2024, thị trường xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng từ 5-10%. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã tiếp tục mang lại kim ngạch xuất khẩu cao.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm thẻ chân trắng đã đạt giá trị xuất khẩu ước tính lên tới 935 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc tôm thẻ chân trắng tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thị phần xuất khẩu các loại tôm, với tỷ lệ lên tới 72%.
Bên cạnh đó, trong quý đầu năm 2024 Mỹ tiếp tục là một trong những thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17,6%. Dự kiến trong tương lai, ngành xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tại thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững.
>>> Xem thêm: Tham khảo 6 doanh nghiệp sản xuất tôm giống uy tín hiện nay!
Người nuôi tôm thẻ chân trắng thu về nhiều lợi nhuận, cải thiện chất lượng đời sống và làm giàu từ con tôm
Người nuôi tôm thẻ chân trắng đã và đang nhận được rất nhiều lợi ích từ việc nuôi tôm trong cuộc sống hàng này. Đó không chỉ là những lợi nhuận về mặt kinh tế mà còn về chất lượng đời sống và khả năng làm giàu từ con tôm.
Với giá trị kinh tế của tôm ngày càng tăng cao, người nuôi tôm đã có cơ hội gia tăng thu nhập đáng kể. Sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã mở ra cánh cửa cho những cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Điều này giúp người nuôi tận dụng tối đa tiềm năng của ngành nuôi tôm và thu về lợi nhuận cao hơn.
Ngoài lợi nhuận kinh tế, người nuôi tôm cũng được hưởng lợi từ việc cải thiện chất lượng đời sống. Nhờ thu nhập ổn định từ việc nuôi tôm, người dân có thể nâng cao cuộc sống của mình, cải thiện điều kiện sinh hoạt và đáp ứng các nhu cầu của gia đình một cách tốt hơn. Điều này bao gồm việc cải thiện điều kiện nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Hơn nữa, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đã tạo ra cơ hội làm giàu cho nhiều người. Các hộ nuôi tôm thành công đã trở thành những nhà sản xuất tôm có thế mạnh và có khả năng mở rộng sản xuất. Điều này góp phần lớn vào việc làm mới và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Giá trị kinh tế của tôm có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm. Vì vậy, ngành nuôi tôm đang mở ra những triển vọng sáng rực cho những ai quan tâm ngành này, hứa hẹn tiếp tục là một nguồn thu nhập ổn định và bền vững trong tương lai. Nếu bà con còn muốn biết thêm thông tin gì về quá trình nuôi tôm thẻ trắng thì hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!
>>> Xem thêm: Biện pháp kiểm soát tình trạng sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh