chat cam trong nuoi trong thuy san

Biện pháp kiểm soát tình trạng sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản

Các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản bị sử dụng quá mức sẽ khiến tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực và nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Để quản lý vấn đề trên, cơ quan quản lý đã đưa ra quy định cụ thể về các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản.

Thực trạng sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2014 đã có ít nhất 29 lô hàng thủy sản tại Việt Nam khi xuất khẩu sang Châu Âu và Nhật Bản bị cảnh bảo về vượt giới hạn chỉ tiêu Oxytetracycline; cùng với đó là 19 lô hàng xuất khẩu sang Châu Âu bị cảnh báo về việc nhiễm Nitrofurazone.

Dựa trên báo cáo từ Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiquad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 1313 mẫu tôm nuôi được phân tích nhưng không phát hiện tồn dư kháng sinh, hóa chất cấm. Đến năm 2021, Nafiquad lấy 1768 mẫu để thực hiện phân tích, trong đó phát hiện có 13 mẫu tồn dữ các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản gồm Ciprofloxacin, Chloramphenicol, Enrofloxacin và SEM.

Vào giai đoạn năm 2021 – 2022, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã tiến hành phân tích và phát hiện được một số loại thuốc sử dụng trong thủy sản gồm Sulfonamides, Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Nitrofurans, Malachite Green, Leucomalachite Green,… Tồn dư vượt quá mức quy định các chất cấm Nitrofurans, Malachite Green, Leucomalachite Green được phát hiện trên cá và cua.

Biện pháp kiểm soát tình trạng sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ban hành quy định các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản (theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT)

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định trong nuôi trồng thủy sản nhằm mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững hơn, trong đó quy định về các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản được nêu cụ thể trong Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Theo đó, có 30 loại hóa chất, chế phẩm sinh học và vi sinh vật bị cấm sử dụng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT Tên hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật STT Tên hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật
1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 16 Ipronidazole
2 Chloramphenicol 17 Green Malachite (Xanh Malachite)
3 Chloroform 18 Gentian Violet (Crystal violet)
4 Chlorpromazine 19 Glycopeptides
5 Colchicine 20 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
6 Clenbuterol 21 Nhóm Fluoroquinolones
7 Cypermethrin 22 Metronidazole
8 Ciprofloxacin 23 Trichlorfon (Dipterex)
9 Cysteamine 24 Trifluralin
10 Các Nitroimidazole khác 25 Ronidazole
11 Deltamethrin 26 Vat Yellow 1
12 Diethylstilbestrol (DES 27 Vat Yellow 2
13 Dapsone 28 Vat Yellow 3
14 Dimetridazole 29 Vat Yellow 4
15 Enrofloxacin 30 Auramine

Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Để kiểm soát tình trạng sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản, các cơ quản quản lý cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại khi sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản. Bên cách đó, cơ quan quản lý cần tiến hành nghiên cứu và mở rộng những mô hình nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mặt khác, cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát bằng cách lấy mẫu thủy sản để kiểm tra tồn dư những nhóm chất cấm trong nuôi trồng thủy sản. Việc kiểm soát cần được thực hiện một cách chủ động từ khu vực nuôi, nguyên liệu, môi trường cho đến thành phẩm.

Cục Nông lâm thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ định Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là Phòng thử nghiệm phục vụ cho quản lý nhà nước. Viện cũng là phòng thí nghiệm tuyến đầu về kiểm nghiệm các loại thuốc sử dụng trong thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng.

01 chat cam trong nuoi trong thuy san
Chủ động tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản.

Danh mục năng lực kiểm nghiệm các loại thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia bao gồm:

  • Phenicols: Florphenicol, Chloramphenicol,…
  • Tetracyclines: Clotetracycline, Tetracycline, Oxytetracycline,…
  • Nitrofurans và những chất chuyển hóa của chúng: Furazolidone, AMOZ, AOZ, AHD, SEM…
  • Fluoroquinolones và Quinolones: Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Danofloxacin, Sarafloxacin, Norfloxacin, Difloxacin, Ofloxacin…
  • Sulfonamides: Sulfapyridine, Sulfamerazine, Sulfamethoxazole, Sulfameter, Sulfamthoxypyridazine, Sulfadimidine, Sulfisoxazole, Sulfachloropyridazine, Sulfamonomethoxine…
  • Các loại phẩm màu cấm và chất chuyển hóa của chúng: Malachite Green và Leucomalachite Green, Crystal Violet và Leuco Crystal Violet, Vat Yellow, Auramin O,…
  • Macrolides: Azithromycin, Erythromycin, Roxithromyxin, Spiramycin,…
  • Hormone: Dietylstilbestrol, Progesterol,…
  • Beta agonist: Salbutamol, Clenbuterol,…

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm men vi sinh chất lượng, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường. Mọi chi tiết và nhu cầu tư vấn, hỗ trợ về hoạt động nuôi trồng thủy sản, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!

Tài liệu tham khảo: Chất cấm trong nuôi trồng thủy sản (nifc.gov.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký